4 bài học về sản xuất và kinh doanh của Henry Ford
4 bài học về sản xuất và kinh doanh của Henry Ford
Henry Ford không chỉ là nhân vật tiên phong trong ngành công nghiệp ô tô, mà còn là người đầu tiên áp dụng dây chuyền sản xuất hàng loạt để sản xuất ô tô. Hành trình để xây dựng nên đế chế ô tô vĩ đạii nhất thế kỷ XX đã được ông chia sẻ trong cuốn sách "Tự truyện Henry Ford: Cuộc đời và sự nghiệp của tôi". Mở đầu cuốn sách, ông đã đưa ra những quan điểm sâu sắc về việc sản xuất và kinh doanh. Và đó là những bài học về kinh doanh vẫn còn giá trị cho tới ngày nay.
Tự Truyện Henry Ford: Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Tôi
(0 lượt)
Không dễ gì mà một con người thông minh có thể phá bỏ đi những tiến trình cơ bản của đời sống kinh tế. Hầu hết mọi người biết rằng họ không thể có được điều gì đó mà không phải trả giá. Mỗi người đều cảm nhận được – dù họ không hề biết điều đó – rằng tiền bạc không có nghĩa là sự giàu có. Những học thuyết thông thường hứa hẹn đem mọi thứ đến cho con người mà chẳng đòi hỏi gì sẽ bị bác bỏ ngay lập tức bởi chính bản năng của những người bình thường, thậm chí ngay cả khi họ không tìm thấy lý do nào để bác bỏ chúng. Họ biết rằng những học thuyết ấy đều sai lầm và như vậy là đủ. Trật tự hiện tại, luôn lộn xộn, ngu ngốc và không hoàn chỉnh trên nhiều khía cạnh, nhưng lại có lợi thế hơn bất kỳ điều gì khác: nó hiệu quả.

Đương nhiên là trật tự xã hội của chúng ta sẽ dần hoà nhập vào các hệ thống xã hội khác, và một trật tự mới sẽ được hình thành, nhưng nguyên nhân chính không đến từ bản thân nó mà là do con người thúc đẩy. Lý do khiến chủ nghĩa Bôn-sê-vích không thể thành công không đến từ nền kinh tế. Nền kinh tế thuộc sở hữu tư nhân hay quản lý tập thể không phải là vấn đề quan trọng; phần đóng góp của công nhân được gọi là “tiền lương” hay “cổ tức” cũng không quan trọng; và cũng chẳng có gì quan trọng khi ta bố trí những người lao động ăn, mặc, ở theo tập thể hay để cho họ được tự do ăn uống, mặc và sống theo cách mà họ muốn. Đó chỉ là những vấn đề tiểu tiết. Sự bất lực của những người lãnh đạo Bôn-sê-vích bộc lộ từ chỗ họ quá quan trọng hóa những chi tiết đó trong khi hệ thống cũ vẫn đứng vững. Nó có sai sót không? Tất nhiên là có sai sót ở hàng nghìn điểm. Nó có rối ren không? Tất nhiên là rối ren. Theo đúng lẽ phải và hợp lý thì nó phải sụp đổ. Nhưng nó đã không sụp đổ bởi vì đó là bản năng sinh tồn, gắn liền với những nguyên tắc kinh tế và đạo đức cơ bản. 

Nguyên tắc kinh tế cơ bản chính là lao động. Lao động được tạo ra bởi con người, nó khiến những mùa bội thu trên trái đất trở thành hữu ích cho loài người. Sức lao động của con người tạo ra mùa màng. Đó chính là nguyên tắc kinh tế cơ bản: Mỗi người trong chúng ta lao động bằng những nguyên vật liệu mà chúng ta không hoặc không thể tạo ra, những thứ mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người.

Còn nguyên tắc đạo đức cơ bản là quyền lợi của con người đối với sức lao động của chính mình. Nó được diễn giải dưới nhiều dạng khác nhau. Có lúc được gọi là “quyền sở hữu”. Có lúc lại được ngụy trang dưới khẩu hiệu “không thể bị tước đoạt”. Đó là quyền của con người đối với tài sản của mình và vì thế, ăn cắp sẽ bị coi là một tội. Khi một người kiếm được một cái bánh mì, anh ta có quyền đối với cái bánh mì

đó. Nếu người khác lấy trộm nó, thì người đó đã làm một việc xấu xa hơn cả trộm cắp: anh ta đã xâm hại đến quyền con người thiêng liêng. Nếu chúng ta không thể sản xuất thì chúng ta không thể có được bất cứ điều gì. Nhưng một số sẽ nói rằng chúng ta sản xuất chỉ để phục vụ các nhà tư bản.

Những nhà tư bản giàu lên nhờ cung cấp các phương tiện sản xuất tốt hơn chính là nền tảng của xã hội. Họ không thực sự sở hữu thứ gì mà chỉ quản lý tài sản vì lợi ích của người khác. Còn những nhà tư bản giàu lên nhờ buôn đi bán lại là những “tội phạm” cần thiết một cách tạm thời. Họ sẽ không còn là những kẻ xấu xa nếu tiền bạc của họ được đầu tư vào sản xuất. Nếu tiền bạc của họ được sử dụng vào việc làm phức tạp hoá quá trình phân phối, làm tăng thêm rào cản giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng thì họ sẽ là những nhà tư bản độc ác, và sẽ biến mất khi tiền tệ được điều chỉnh để đưa vào sử dụng tốt hơn trong sản xuất. Khi con người ý thức được rằng thông qua lao động và chỉ lao động con người mới có thể đảm bảo được sức khỏe, sự thịnh vượng và niềm hạnh phúc của mình, đồng tiền mới được sử dụng tốt hơn trong sản xuất.

Sẽ không có lý giải nào cho việc một người sẵn sàng làm việc lại không được làm việc và không được nhận lại đầy đủ thành quả lao động của mình. Tương tự như vậy, cũng chẳng có lý do gì khi một người có khả năng nhưng không lao động lại nhận được đầy đủ thành quả lao động. Anh ta chắc chắn được phép lấy đi từ xã hội giá trị tương đương với những gì anh ta đã cống hiến. Nếu anh ta không đóng góp gì thì anh ta cũng không được lấy lại cái gì. Anh ta sẽ có toàn quyền được tự do chết đói. Chúng ta sẽ chẳng thể tiến đến đâu nếu cứ khăng khăng cho rằng mọi người phải được sở hữu nhiều hơn những gì họ đáng được hưởng, chỉ vì một số người đã có được nhiều hơn những thứ họ đáng được hưởng.

Nói chung, không có gì vô lý và tai hại hơn việc chúng ta cứ khăng khăng rằng mọi người đều bình đẳng. Tất cả mọi người hầu như không bình đẳng, và bất kỳ quan niệm dân chủ nào nhằm làm cho mọi người trở nên bình đẳng chỉ là những nỗ lực ngăn cản sự phát triển. Con người không thể bình đẳng trong lao động. Số người có năng lực thường ít hơn số người kém năng lực. Điều hoàn toàn có thể xảy ra là số đông những người kém năng lực này sẽ lật đổ số ít người có năng lực còn lại – nhưng khi làm như vậy, họ sẽ lật đổ chính mình. Chính những người có năng lực hơn phải là những người giao quyền lãnh đạo cho cộng đồng và giúp những người kém năng lực được sống thoải mái với ít công sức hơn.

Quan niệm dân chủ hạ thấp vai trò của năng lực con người sẽ chỉ gây ra sự lãng phí. Trong tự nhiên, không thể có hai thứ giống hệt nhau. Chúng tôi chế tạo ra những chiếc xe hơi hoàn toàn có thể thay thế lẫn nhau. Tất cả các bộ phận đều được các phân tích hoá học, các thiết bị tốt nhất và các tay nghề giỏi nhất chế tạo giống nhau hết sức có thể. Không cần đến bất cứ sự điều chỉnh nào, hai chiếc xe Ford khi được đặt cạnh nhau sẽ hoàn toàn giống nhau cả về diện mạo lẫn chi tiết kỹ thuật, hoàn hảo đến mức bất kỳ bộ phận nào của chiếc xe này cũng có thể lắp được vào chiếc xe kia và ngược lại. Nhưng chúng không giống nhau. Chúng sẽ có những lộ trình khác nhau. Có những người đã lái hàng trăm, một số trường hợp là hàng nghìn chiếc Ford và họ nói rằng không có chiếc xe nào giống nhau hoàn toàn. Nếu họ lái một chiếc mới trong một giờ hay thậm chí ít hơn, sau đó để nó lẫn vào một loạt những chiếc xe mới khác cũng được chạy thử trong một giờ dưới cùng điều kiện, thì dù không thể nhận ra chiếc xe đó bằng mắt, nhưng khi bắt đầu lái nó, họ có thể nhận ra nó ngay. 

Cho tới lúc này, tôi đã bàn luận trên phạm vi khái quát. Bây giờ chúng ta sẽ đi vào chi tiết. Một người phải có khả năng sống tương xứng với những gì anh ta bỏ ra. Đây là thời điểm rất thích hợp để bàn về quan điểm này, vì gần đây chúng ta đã trải qua giai đoạn mà không ai muốn phục vụ xã hội. Chúng ta đang ở trong một thời kỳ mà không ai quan tâm đến chi phí hay dịch vụ. Chẳng cần cố gắng gì, người ta vẫn có các đơn đặt hàng. Trước đây, khách hàng là người ban ân huệ cho những nhà buôn bằng việc mua hàng của họ. Còn bây giờ, tình thế đã thay đổi, nhà buôn lại là người ban ân huệ cho người tiêu dùng bằng việc bán hàng cho họ. Đối với kinh doanh, đó là điều không tốt. Độc quyền có hại cho hoạt động kinh doanh. Sự đầu cơ trục lợi cũng vậy. Sự thiếu cạnh tranh cũng làm hại kinh doanh như vậy. Hoạt động kinh doanh chỉ lành mạnh khi giống như một chú gà, nó phải đào xới, tìm kiếm những thứ nó cần. Khi mọi thứ có được quá dễ dàng, người ta xem thường nguyên tắc rằng một mối quan hệ thực sự phải được hình thành giữa giá trị và giá cả. Quần chúng không còn là đối tượng được phục vụ nữa. Ở một số nơi, thậm chí người ta còn có thái độ coi “cộng đồng thật đáng ghét”. Một số người gọi những điều kiện xã hội khác thường đó là “sự thịnh vượng”. Đó không phải là “sự thịnh vượng” mà chỉ là sự theo đuổi tiền bạc một cách không cần thiết. Theo đuổi tiền bạc không phải là kinh doanh.

Nếu một người không kiên trì bám sát một kế hoạch dự trù từ trước, anh ta sẽ dễ dàng phải chịu sức ép của tiền, và khi nỗ lực kiếm ra nhiều tiền hơn nữa, anh ta sẽ dễ dàng quên mất là phải bán cho người khác những thứ mà người đó muốn. Kinh doanh chỉ với mục tiêu kiếm tiền là hoạt động kinh doanh không an toàn nhất. Đó là kiểu kinh doanh mạo hiểm, không ổn định và chỉ có thể tồn tại nhiều nhất vài năm. Chức năng của kinh doanh là sản xuất phục vụ tiêu dùng chứ không phải sản xuất vì tiền bạc hay đầu cơ. Sản xuất phục vụ tiêu dùng có nghĩa là chất lượng hàng hoá phải tốt và giá cả phải rẻ. Nó cũng có nghĩa là hàng hoá sản xuất ra phải phục vụ người tiêu dùng chứ không chỉ đơn thuần phục vụ nhà sản xuất. Chỉ khi nào chức năng của tiền bạc bị bóp méo thì khi đó sản xuất mới chuyển sang phục vụ cho nhà sản xuất mà thôi.

Nhà sản xuất dựa vào việc phục vụ mọi người để có được sự thành đạt. Nếu họ sản xuất chỉ nhằm phục vụ bản thân mình, họ có thể đạt được mục tiêu kiếm tiền ngắn hạn, nhưng đó hoàn toàn chỉ là ngẫu nhiên. Khi người tiêu dùng nhận ra họ không được thỏa mãn, kết cục của nhà sản xuất là nhãn tiền. Trong giai đoạn bùng nổ sản xuất, đa phần các hoạt động sản xuất chỉ nhằm phục vụ lợi ích cá nhân của nhà sản xuất. Vì vậy, ngay khi mọi người bừng tỉnh, nhiều nhà sản xuất đã phá sản. Họ nói rằng họ đã đi đến “thời kỳ suy thoái”. Không hề. Họ chỉ đang cố gắng dùng những lời vô nghĩa để lấp liếm sự thật. Tham tiền là con đường ngắn nhất khiến người ta mất tiền, nhưng khi ai đó phục vụ vì lợi ích của cộng đồng – vì sự hài lòng khi làm được điều anh ta tin là đúng, thì tiền sẽ tự chui vào túi anh ta. 

Tiền bạc đến một cách tự nhiên như thành quả của sự phục vụ và nó cũng hoàn toàn cần thiết. Nhưng chúng ta không nên quên rằng, mặc dù tiền bạc có thể có hạn nhưng cơ hội để tạo ra thêm các dịch vụ thì luôn có. Theo tôi, không có gì đáng ghét hơn một cuộc sống an nhàn. Không ai trong chúng ta có quyền được nghỉ ngơi. Thế giới văn minh không có chỗ cho những kẻ ăn không ngồi rồi. Bất kỳ ý do nào nhằm thủ tiêu tiền tệ đều chỉ làm cho tình hình thêm phức tạp,   chúng ta cần phải có một thước đo. Nhưng liệu hệ thống tiền tệ hiện tại của chúng ta đã là cơ sở trao đổi phải hợp hay chưa vẫn còn chi ngã là tôi đề cập ở chương sau. Lý do chính mà tôi phản đối hệ thống tiền tệ hiện tại la nó có xu hướng tự biến mình thành một thứ hàng hoá, và nó gây trở ngại thay vì tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất.

Điều tôi muốn hướng tới ở đây là chúng ta cần tiến dần tới sự đơn giản hoá. Nói chung, mọi người đều có quá ít tiền nhưng lại phải bỏ ra quá nhiều để chi trả cho những nhu cầu tối thiểu nhất (không kể đến những thứ xa xỉ mà tôi cho rằng mọi người đều nghĩ đến), bởi vì hầu như mọi thứ chúng ta tạo ra đều phức tạp hơn mức cần thiết. Quần áo, thực phẩm, đồ dùng sinh hoạt của chúng ta, tất cả đều có thể đơn giản hơn các sản phẩm hiện nay và đồng thời mẫu mã cũng đẹp hơn. Nhưng từ xa xưa, mọi thứ đều đã được làm theo một cách thức nhất định và những người thợ chỉ cần làm theo đó. 

Ý tôi không phải là chúng ta nên tiếp nhận những phong cách quá kỳ dị. Không nhất thiết quần áo phải là một chiếc túi với một lỗ khoét trên đó. Một chiếc áo như vậy có thể rất dễ làm nhưng lại không thuận tiện khi mặc. Một tấm chăn thì không cần may vá nhiều, nhưng chẳng ai trong chúng ta có thể làm nhiều việc nếu cứ quấn chăn đi khắp nơi. Sự đơn giản thực sự có nghĩa là cung cấp dịch vụ tốt nhất và sử dụng thuận tiện nhất cho mọi người. Khó khăn trong việc cải cách triệt để là ở chỗ người ta cứ khăng khăng cho rằng mỗi người cần phải được cung cấp những loại hàng hoá nhất định. Tôi cho rằng sự cải cách váy áo đối với phụ nữ – dường như đồng nghĩa với việc ăn mặc xấu xí – luôn xuất phát từ những phụ nữ giản dị với mong muốn làm cho người khác cũng giản dị. Đó không phải là một sự phát triển đúng đắn. Hãy bắt đầu bằng một sản phẩm phù hợp rồi sau đó tìm cách bỏ đi những bộ phận hoàn toàn không cần thiết. Phương pháp này có thể áp dụng đối với mọi thứ – giày dép, váy áo, nhà cửa, bộ phận máy móc, đường ray xe lửa, tàu thuỷ hay máy bay... Khi chúng ta loại bỏ đi những bộ phận không cần thiết và đơn giản hoá các bộ phận cần thiết còn lại, chúng ta cũng đã cắt giảm được chi phí sản xuất. Đây là một nguyên lý đơn giản, nhưng thật lạ là những quy trình sản xuất thông thường chỉ cố gắng cắt giảm chi phí sản xuất thay vì đơn giản hoá sản phẩm. Mọi việc phải bắt đầu từ sản phẩm. Trước tiên chúng ta phải xem xét hàng hoá đó đã được chế tạo đúng như nó phải được chế tạo hay chưa – nó có khả năng sử dụng tối đa hay không? Sau đó, nguyên vật liệu đã là tốt nhất chưa hay chỉ là đắt nhất? Rồi liệu ta có thể giảm bớt độ phức tạp và trọng lượng của nó hay không?...

Việc một sản phẩm có trọng lượng thừa cũng chẳng khác gì một chiếc phù hiệu trên mũ người đánh xe ngựa. Thực tế, thậm chí nó còn chẳng có ý nghĩa bằng. Bởi vì chiếc phù hiệu ít nhất có thể giúp cho người đánh xe nhận ra chiếc mũ của mình, trong khi trọng lượng tăng thêm chỉ có nghĩa là lãng phí thêm sức lực. Tôi không thể tin rằng vẫn còn nơi người ta ảo tưởng rằng trọng lượng nghĩa là sức mạnh. Một chiếc máy đóng cọc thì cần phải nặng, nhưng nếu không cần húc vào đâu thì cần gì chúng ta phải lái một chiếc xe nặng nề? Trong giao thông vận tải, tại sao lại đặt trọng lượng thừa lên một chiếc máy? Tại sao lại không thiết kế tăng thêm trọng tải mà cỗ máy đó có thể chuyên chở? 

Chúng ta đều biết một người to béo không thể chạy nhanh bằng một người gầy, vậy mà hầu hết các phương tiện chúng ta tạo ra lại như thể là trọng tải sẽ làm tăng tốc độ. Một phần của tình trạng đói nghèo xuất phát từ chính việc chúng ta phải chuyên chở những trọng lượng thừa. Rồi sẽ tới lúc chúng ta tìm ra cách loại trừ trọng lượng thừa ấy. Lấy gỗ làm ví dụ. Đối với một vài mục đích cụ thể, gỗ là loại vật liệu tốt nhất nhưng lại bị sử dụng rất hoang phí. Trong một chiếc xe Ford, gỗ chứa hơn 13 lít nước. Phải có cách nào đó để làm gỗ được sử dụng tốt hơn. Phải có cách nào đó để chúng ta có thể đạt tới sức mạnh và khả năng đàn hồi tương tự mà không làm tăng thêm trọng lượng một cách vô ích. Muốn làm được như thế thì sản phẩm sẽ phải trải hàng nghìn quá trình biến đổi.

Hằng ngày, người nông dân vẫn làm phức tạp hoá các công việc của mình. Tôi tin rằng chỉ có 5% sức lực mà một người nông dân trung bình bỏ ra lao động trong ngày là được sử dụng vào những việc hữu ích. Nếu ai đó đã từng có một nhà máy kiểu này, giả sử vừa đủ cho một trang trại cỡ trung bình, thì nhà máy đó sẽ lộn xộn người. Một nhà máy tệ nhất châu Âu cũng chẳng khác gì nhà kho của các trang trại cỡ trung. Năng lực của con người được tận dụng ở mức độ thấp nhất. Không chỉ mọi thứ được làm một cách thủ công mà ngay cả tới việc bố trí lại sản xuất cho hợp lý cũng không có. Người nông dân làm những việc vặt sẽ leo lên leo xuống một chiếc thang ọp ẹp hàng chục lần. Năm này qua năm khác, anh ta sẽ xách nước như vậy thay vì dùng ống dẫn nước. Tất cả những gì anh ta có thể nghĩ ra khi có thêm việc phải làm là phải thuê thêm người. Anh ta coi khoản tiền dành cho phát triển là một khoản chi phí tốn kém. Nông sản dù bán với giá thấp nhất vẫn đắt hơn giá trị thực của nó. Trong khi đó, lợi nhuận từ nông nghiệp dù ở mức cao nhất vẫn thấp hơn giá trị đáng lẽ nó phải thu được. Đó là những hoạt động và nỗ lực đã bị lãng phí làm cho giá nông sản cao lên còn lợi nhuận bị giảm đi.

[...]

Thực ra, cách thức để đạt được giá thấp, sản lượng cao trong nhà máy hay trong hoạt động nông nghiệp rất đơn giản (lý do là giá thấp và sản lượng cao có ý nghĩa với rất nhiều người). Vấn đề ở đây là con người có xu hướng chung là cố phức tạp hoá những công việc hết sức giản đơn. Chẳng hạn, chúng ta lấy ví dụ về một “sự cải tiến”.

Khi nói đến sự cải tiến, chúng ta thường nghĩ tới một vài thay đổi trong một sản phẩm nào đó. Một sản phẩm “cải tiến” là một thứ đã được thay đổi. Đó không phải là ý kiến của tôi. Tôi sẽ không làm gì nếu chưa biết đó là điều khả thi nhất. Tất nhiên, điều này không có nghĩa là một sản phẩm không bao giờ nên thay đổi, nhưng tôi cho rằng chỉ tới khi chúng ta hoàn toàn hài lòng với khả năng sử dụng, thiết kế và nguyên liệu, sản phẩm chúng ta sản xuất ra mới thực sự mang tính kinh tế. Nếu những nghiên cứu của chúng ta chưa đem lại sự tự tin thì hãy tiếp tục tiến hành nghiên cứu cho đến khi thực sự tự tin. Việc sản xuất cần bắt đầu từ sản phẩm. Nhà máy, cơ cấu tổ chức, hoạt động bán hàng và kế hoạch tài chính sẽ tự định hình theo sản phẩm đó. Chúng ta sẽ tìm ra điểm mạnh trong hoạt động kinh doanh của mình và tiết kiệm được thời gian. Đâm đầu vào sản xuất mà không xác định rõ được sản phẩm của mình là nguyên nhân tiềm ẩn của rất nhiều thất bại trong kinh doanh. 

Mọi người dường như cho rằng vấn đề quan trọng là ở chỗ chúng ta có được nhà máy hoặc cửa hàng, hoặc sự ủng hộ tài chính hay công tác quản lý. Nhưng sản phẩm mới là thứ quan trọng, bất kỳ sự vội vàng chỉnh đều chỉ là sự lãng phí thời gian. Tôi đã mất tới 12 năm trước khi tiến hành sản xuất nào trước khi có được một thiết kế sản phẩm hoàn Nó làm tôi hài lòng. Chúng tôi đã không cố sản xuất và bán hàng cho tạo ra loại Model T mà hiện nay được biết đến dưới cái tên xe hơi Ford, đến khi có được sản phẩm thực sự và cho tới nay, về cơ bản sản phẩm đó vẫn chưa phải thay đổi gì.

Chủng tôi liên tục thử nghiệm các ý tưởng mới. Nếu dạo chơi các con đường quanh vùng Dearborn, bạn có thể nhìn thấy mọi loại xe ô tô Ford. Đó là những chiếc xe thử nghiệm – chúng không phải là những mẫu xe mới. Tôi không tin rằng tôi có thể nghĩ ra những ý tưởng tốt, nhưng tôi cũng không vội vàng đánh giá một ý tưởng nào đó là tốt hay tệ. Nếu một ý tưởng có vẻ tốt hay khả thi, chắc chắn tôi sẽ làm mọi điều cần thiết để kiểm tra ý tưởng đó dưới mọi góc độ. Nhưng kiểm nghiệm ý tưởng là một việc gì đó rất khác biệt so với việc tạo ra thay đổi nào đó ở ở một chiếc xe. Trong khi hầu hết các nhà sản xuất tìm cách đưa ra một thay đổi nào đó trên sản phẩm nhanh hơn là thay đổi phương pháp sản xuất thì chúng tôi làm điều hoàn toàn ngược lại.

Sự thay đổi lớn nhất chúng tôi thực hiện là phương pháp sản xuất. Các phương pháp sản xuất luôn thay đổi. Tôi tin rằng hiếm có một công đoạn sản xuất ô tô nào của chúng tôi lại giống hệt như khi chúng tôi tạo ra chiếc xe đầu tiên với kiểu dáng hiện tại. Đó là lý do tại sao chúng tôi đã tạo ra chúng rẻ đến vậy. Những thay đổi nhỏ trên chiếc xe chỉ là theo hướng làm cho chiếc xe thuận tiện hơn khi sử dụng hoặc khi chúng tôi nhận thấy việc thực hiện một vài thay đổi trong thiết kế sẽ làm cho xe khỏe hơn. Vật liệu trong ô tô cũng được thay đổi khi chúng tôi ngày càng hiểu biết rõ hơn về vật liệu. Hơn nữa, vì không muốn hoạt động sản xuất bị đình trệ hay chi phí sản xuất tăng lên do sự thiếu hụt nguyên liệu nào đó, chúng tôi cũng chế tạo một số bộ phận hoạt động cả với nguyên vật liệu thay thế. Ví dụ, Vanadium là một loại vật liệu cơ bản đối với chúng tôi. Với loại thép này, chúng tôi có thể đạt được sức bền lớn nhất với trọng lượng thấp nhất, nhưng muốn kinh doanh tốt thì không nên đặt toàn bộ tương lai vào việc liệu có được Vanadium hay không. Vì thế, chúng tôi đã tìm ra một loại vật liệu thay thế nó.

Tất cả các loại thép của chúng tôi đều đặc biệt nhưng đối với mỗi loại thép, chúng tôi phải có được ít nhất một, hoặc nhiều vật liệu thay thế khác, những vật liệu đã được thử nghiệm và chứng minh đầy đủ về khả năng thay thế. Chúng tôi cũng làm tương tự đối với mọi loại vật liệu và các bộ phận của sản phẩm. Lúc đầu, chúng tôi chỉ sản xuất ra rất ít bộ phận và không sản xuất động cơ. Đến nay, chúng tôi chế tạo tất cả các động cơ và hầu hết các bộ phận, vì làm như vậy rẻ hơn. Chúng tôi cũng hướng tới việc sản xuất thừa ra tất cả các bộ phận để không bị ảnh hưởng bởi các cơn sốc thị trường hay bị tê liệt do các nhà sản xuất nước ngoài không có khả năng thực hiện đơn đặt hàng. Chẳng hạn, giá cả của kính đã tăng lên một cách chóng mặt trong thời kỳ chiến tranh trong khi chúng tôi lại là một trong những đối tượng tiêu thụ kính nhiều nhất cả nước. Bây giờ, chúng tôi đang xây dựng một nhà máy sản xuất kính của riêng mình. Nếu bỏ tất cả công sức chỉ để thay đổi sản phẩm thì chúng tôi sẽ chẳng đạt được điều gì; nhưng bằng cách không thay đổi sản phẩm, chúng tôi đã có thể đầu tư công sức vào việc cải tiến quá trình sản xuất.

Bộ phận quan trọng của một chiếc đục là phần mũi sắc. Nếu như có một học thuyết đơn lẻ nào mà hoạt động kinh doanh có thể dựa vào thì chính là lý thuyết đó. Sẽ chẳng có gì khác biệt giữa việc làm thế nào để tạo ra chiếc đục một cách tốt nhất với việc loại thép tuyệt vời nào được dùng để làm ra nó, hay nó đã được rèn tốt ra sao. Nếu như mũi đục đó không sắc thì đó không phải là một cái đục, nó chỉ là một mẩu kim loại. Điều tôi muốn nói ở đây là việc một vật có thể làm được gì mới là quan trọng, chứ không phải nó được giả định là sẽ làm được. Nếu chỉ một cú đánh nhẹ lên chiếc đục sắc nhọn có thể thực hiện được công việc thì chúng ta đâu cần phải nghiến răng gõ mạnh vào một chiếc đục đã mòn? Chiếc đục được tạo ra để cắt, chứ không phải để dùng thứ khác gõ lên. Chiếc búa chỉ là phương tiện hỗ trợ công việc mà thôi. Do đó, nếu chúng ta muốn lao động thì tại sao không tập trung vào việc và thực hiện nó theo cách nhanh nhất? Điểm quan trọng của buôn bán hàng hoá đáp ứng được người tiêu dùng. Một sản phẩm không làm hài lòng người tiêu dùng là một sản phẩm không có “mũi nhọn”. Và chúng ta sẽ phải lãng phí nhiều công sức để đẩy nó vào lưu thông. Mũi nhọn của một nhà máy là con người và máy móc. Khi người lao động không phù hợp thì máy móc cũng không được sử dụng hợp lý và ngược lại. Bất kỳ người lao động nào bị yêu cầu bỏ ra nhiều công sức hơn mức cần thiết để thực hiện việc được giao đều sẽ là một sự lãng phi. 

Điểm cốt lõi trong quan điểm của tôi là: Sự lãng phí và tham lam sẽ cản trở việc cung cấp dịch vụ thực sự. Cả sự lãng phí và tham lam đều không cần thiết. Sự lãng phí chủ yếu là do một người không hiểu mình đang làm gì, hoặc bất cẩn trong việc tiến hành nó. Sự tham lam chỉ là một tên gọi khác của sự thiển cận. Công ty chúng tôi luôn cố gắng sản xuất với mức lãng phí tối thiểu cả về nguyên vật liệu lẫn sức người, và luôn cố gắng sao cho việc phân phối cũng thu được lợi nhuận tối thiểu, tuỳ theo tổng lợi nhuận tính trên số lượng phân phối. Trong quá trình sản xuất, tôi muốn tối đa hoá mức lương của người lao động – bởi vì đó cũng là tối đa hoá sức mua. Và vì việc này còn tạo ra chi phí nhỏ nhất và bán hàng với lợi nhuận thấp nhất, chúng tôi đã có thể phân phối sản phẩm phù hợp với sức mua. Vì vậy, tất cả những người có quan hệ với chúng tôi như giám đốc, công nhân hay người tiêu dùng đều có đời sống tốt hơn nhờ sự tồn tại của chúng tôi. Cơ chế mà chúng tôi xây dựng nên đang thực hiện vai trò phục vụ xã hội. Đó chính là nguyên nhân duy nhất khiến tôi muốn nói về nó. Các nguyên tắc của sự phục vụ đó là:

  1. Không sợ hãi tương lai và không sùng bái quá khứ. Một người lo sợ tương lai, sợ thất bại sẽ giới hạn các hoạt động của mình. Thất bại chỉ là cơ hội để bắt đầu lại một cách thông minh hơn. Thất bại trung thực không có gì đáng xấu hổ; sợ thất bại mới là điều đáng hổ thẹn. Những gì đã qua chỉ hữu ích khi nó gợi ý cách thức và phương tiện giúp bạn tiến bộ hơn.
  2. Không màng đến cạnh tranh. Ai làm tốt việc gì thì nên làm việc đó. Sẽ là sai trái nếu cố gắng tước đoạt công việc kinh doanh của người khác — sai trái vì khi đó một người đang cố gắng hạ thấp địa vị của người khác vì lợi ích cá nhân – để cai trị bằng vũ lực thay vì trí thông minh.
  3. Đặt dịch vụ trước lợi nhuận. Không có lợi nhuận, doanh nghiệp không thể mở rộng. Việc kiếm tìm lợi nhuận vốn không sai. Doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả tốt không thể không thu lại lợi nhuận, nhưng lợi nhuận chắc chắn phải là phần thưởng cho dịch vụ tốt. Nó không thể là cơ sở – nó phải là kết quả của dịch vụ.
  4. Sản xuất không phải là mua thấp và bán cao. Đây là quá trình mua nguyên liệu một cách công bằng với chi phí cộng thêm nhỏ nhất có thể, biến những nguyên liệu đó thành sản phẩm có thể tiêu thụ và cung cấp cho người tiêu dùng. Cờ bạc, đầu cơ và giao dịch lạnh lùng chỉ thêm cản trở sự tiến triển này.

Tất cả những vấn đề tôi đã nói ở trên nảy sinh như thế nào, phát triển ra sao và được đưa vào ứng dụng như thế nào sẽ là chủ đề của các chương tiếp theo.

- Trích "Tự truyện Henry Ford - Cuộc đời và sự nghiệp của tôi" 

Tags: