3 tác phẩm giúp bạn khám phá chuyện đời nghệ thuật của họa sĩ Trịnh Lữ
3 tác phẩm giúp bạn khám phá chuyện đời nghệ thuật của họa sĩ Trịnh Lữ
Tinh thần hội họa của Trịnh Lữ được trải qua cả sự giáo dục mỹ thuật, ảnh hưởng bởi cả Đông Dương và phương Tây. Dành cho những ai yêu thích hành trình nghệ thuật của họa sĩ Trịnh Lữ, tác giả đã khắc họa chuyện đời nghệ thuật của mình qua 3 cuốn sách sau đây.
Vẽ Gì Cũng Là Tự Họa
(1 lượt)
Đi vẽ – Nhật ký hội họa 2014 của Trịnh Lữ
(0 lượt)
Họa sỹ Trịnh Hữu Ngọc – Di sản đặc biệt của Mỹ thuật Đông Dương
(1 lượt)

Họa sĩ Trịnh Lữ, tên thật là Trịnh Hữu Tuấn, người gốc Hà Nội, ông thừa hưởng tình yêu với hội họa từ gia đình đó là cố họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc và Nguyễn Thị Khang. Tác giả bén duyên với nhiều nghề như vẽ, viết, dịch thuật (một số tác phẩm nổi bật Đại gia Gatsby, Rừng Na Uy, Cuộc đời của Pi), đến cả lĩnh vực tư vấn truyền thông phát triển và đều đạt được những thành tựu lớn. 

 

1/ Vẽ gì cũng là tự họa

 

"Vẽ gì cũng là tự họa" là tuyển tập các bức tranh mà họa sĩ Trịnh Lữ đã vẽ từ năm 1963 tới nay, cũng chính là hành trình 60 năm gắn bó và thực hành nghệ thuật. Cuốn sách được biên soạn với ý định khiêm nhường “một cuốn sách nhỏ, có cả tranh cũ tranh mới, cùng dăm câu ba điều về việc vẽ nên chúng trong suốt hơn sáu chục năm qua”. 

Về tên gọi này, tác giả giải thích rằng: “Mình vẽ theo lối 'mắt thấy, tay vẽ', mà phải yêu cái gì thì mới vẽ được cái đấy. Sau vẽ nhiều thì nhận ra là cái mình vẽ chính là cách mình nhìn, cách mình cảm thấy, và do đó chính là con người mình. Thành ra, vẽ gì ngoại cảnh cũng thực là vẽ cái thế giới nội tâm và vẽ chính mình”.

Bố cục của của cuốn sách đều do tác giả Trịnh Lữ bày chữ, chọn tranh theo những mảng đề tài sáng tác của mình: Chân dung; Tĩnh vật và Phong cảnh. 

Không chỉ là một cuốn sách hay và đẹp, cái hay của cuốn sách chính là, người đọc vừa có thể xem tranh vừa lắng nghe nghe ông kể chuyện, rồi như được trò chuyện, được đối thoại với một con người, một cảnh vật, một bình hoa, một mùa xuân này, một cảnh mùa thu rơi , khi thì nhẹ nhàng, đôi khi như thủ thỉ, đôi khi như tâm tình, có lúc lại đáng yêu, và dí dỏm vô cùng….Để thấy mọi sự quanh mình đều có lời riêng, đáng trân quý vô cùng… Nghe tâm tình rồi cái tâm của ta cũng sinh tình, mà nở hoa…  

 

2/ Đi vẽ - Nhật ký hội họa 2014 của Trịnh Lữ

 

Nếu như "Vẽ gì cũng là tự họa" tái hiện hành trình 60 năm gắn bó và thực hành nghệ thuật thì tới “Đi vẽ - Nhật ký hội họa 2014” tác giả Trịnh Lữ dành để kể lại hành trình của mình ở khía cạnh nhỏ hơn đó là nhật ký hội họa trên đất Mỹ. Mỗi trang nhật ký đều có những câu trích hay, mang tính chiêm nghiệm nhẹ nhàng là gói gọn của hành trình hơn một trăm ngày đạp xe đi vẽ phong cảnh trên nước Mỹ với 70 đoạn ghi chép kèm theo gần 70 bức tranh phong cảnh được in màu toàn bộ trên giấy C120. 

Cảnh sắc được tác giả trực tiếp sáng tác trong chuyến đi, giúp người đọc như đang đồng hành cùng tác giả cùng với những chia sẻ về quá trình tìm đường trong nghệ thuật đem lại bài học quý giá cho bất kỳ ai đang đeo đuổi đam mê nghệ thuật.

 

3/ Họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc – Di sản đặc biệt của Mỹ thuật Đông Dương

 

Cuốn sách "Trịnh Hữu Ngọc - Di sản đặc biệt của mỹ thuật Đông Dương" của họa sĩ Trịnh Lữ không chỉ đơn thuần là một cuốn tiểu sử, mà còn là một hành trình khám phá sâu sắc về cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp to lớn của cố họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc đối với nền mỹ thuật Việt Nam. Qua ngòi bút trân trọng và đầy cảm xúc của người con, tác giả Trịnh Lữ đã ghi dấu ấn sâu sắc qua truyền tải những thông điệp ý nghĩa:

Tinh thần tự hào dân tộc và tình yêu với nghệ thuật truyền thống

Họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc là một trong những nghệ sĩ tiêu biểu của thế hệ đầu tiên được đào tạo bài bản tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Ông đã dành cả cuộc đời để nghiên cứu và phát triển mỹ thuật Việt Nam, đặc biệt là tranh sơn mài. Qua cuốn sách, Trịnh Lữ muốn khẳng định giá trị của nghệ thuật truyền thống Việt Nam và tinh thần tự hào dân tộc của cha mình.

Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại

Trịnh Hữu Ngọc không chỉ kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống của mỹ thuật Việt Nam mà còn không ngừng sáng tạo, tìm tòi những phong cách mới. Ông đã thành công trong việc kết hợp hài hòa giữa tinh thần dân tộc và những ảnh hưởng từ nghệ thuật phương Tây, tạo nên một phong cách độc đáo và mang đậm dấu ấn cá nhân.

Họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc luôn dành thời gian để nghiên cứu về lịch sử, văn hóa và nghệ thuật Việt Nam. Ông cho rằng, việc nghiên cứu là nền tảng quan trọng để sáng tạo những tác phẩm có giá trị. Qua đó, Trịnh Lữ muốn nhắn nhủ đến các thế hệ nghệ sĩ trẻ về tầm quan trọng của việc không ngừng học hỏi và sáng tạo.

Tinh thần lao động nghệ thuật nghiêm túc và bền bỉ

Một họa sĩ hết lòng với nghề ông đã dành cả cuộc đời để sáng tạo nghệ thuật, không ngừng hoàn thiện kỹ thuật và tìm kiếm những ý tưởng mới. Qua cuốn sách, tác giả Trịnh Lữ muốn bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, chia sẻ và lưu giữ những kỷ niệm đẹp về cha mình. Di sản của họa sĩ Trịnh  Hữu Ngọc  không chỉ là những tác phẩm nghệ thuật mà còn là một tư tưởng, một phong cách sống mà các thế hệ nghệ sĩ trẻ có thể học hỏi và kế thừa.

- Trạm Đọc tổng hợp

>> Đọc thêm: Sự nghiệp hội họa Trịnh Lữ qua sách 'Vẽ gì cũng là tự họa' 

 

Tags: