12 cuốn sách  khoa học viễn tưởng kinh điển khơi dậy trí tưởng tượng
12 cuốn sách  khoa học viễn tưởng kinh điển khơi dậy trí tưởng tượng
Những tác phẩm khoa học viễn tưởng hay nhất khơi dậy trí tưởng tượng, đồng thời khiến chúng ta nhìn vào bên trong và thấu hiểu bản thân mình. Dưới đây là một số tiểu thuyết khoa học viễn tưởng kinh điển nhất.

1/ “Hành trình vào tâm trái đất” của Jules Verne (1864)

Khi các tiểu thuyết gia thế kỷ 19 khác viết về chủ nghĩa hiện thực xã hội thì Jules Verne - nhà thám hiểm văn học vĩ đại người Pháp lại khám phá những thế giới khác. 

“Hành trình vào tâm trái đất” là một phần trong bộ “” (tạm dịch: Những chuyến du hành kỳ thú) của Verne, kết hợp các sự kiện khoa học với các nhiệm vụ thú vị, trong đó có những nhà thám hiểm dũng cảm, những chữ rune bí ẩn, một người hướng dẫn thầm lặng, không thể thiếu những quả cầu lửa và quái vật. Trí tưởng tượng vô tận của Verne cũng mang đến cho chúng ta những viên ngọc quý như “Hai vạn dặm dưới đáy biển”

 

2/ “Kallocain” của Karin Boye (1940)

Đây là một trong số ít tiểu thuyết đen tối thừa nhận khía cạnh phân biệt giới tính của các chế độ toàn trị. Kallocain trong tựa đề là một loại thuốc nói thật, được phát minh bởi một người đàn ông trung thành với Nhà nước Thế giới trong cuốn tiểu thuyết, nhưng bản thân cuốn sách là một biểu tượng tự do. Cuốn sách khiến Boye lo lắng rằng nó có thể châm ngòi cho một cuộc xâm lược Thụy Điển trung lập của Đức Quốc xã - nhưng dù sao thì bà đã làm theo trái tim mình và xuất bản nó.

 

3/ “1984” của George Orwell (1949)

Đây là một trong những cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất thế kỷ trước, sáng tạo ra nhiều cụm từ đời thường hơn hơn bất kỳ cuốn tiểu thuyết nào khác (Big Brother, Room 101), nhưng cũng như bất kỳ cuốn tiểu thuyết cổ điển nào, bạn sẽ không thực sự biết nó cho đến khi đọc nó. Câu chuyện về Winston Smith và những nỗ lực chống lại quyền lực của chính phủ đang kiểm soát trong tương lai nước Anh vừa hấp dẫn, vừa tàn khốc, và đây là lời nhắc nhở về những rủi ro của việc không suy nghĩ cho chính mình. 

 

4/ “The Hair Carpet Weaver” (tạm dịch: Thợ dệt thảm tóc) của Andreas Eschbach

Kiệt tác nhỏ này là một ví dụ điển hình về cách khiến người đọc phải suy đoán khi câu chuyện được tiết lộ từng chút một. Ở một thành phố xa xôi, mỗi người đàn ông phải dệt một tấm thảm từ tóc của con gái mình và khi ông qua đời, con trai ông sẽ tiếp nối truyền thống đó. Nhưng chỉ khi câu chuyện đi từ thành phố này sang hành tinh khác, rồi từ thiên hà này đến vũ trụ, cuối cùng chúng ta mới tìm được lý do tại sao. Câu chuyện độc đáo, hấp dẫn này khiến chúng ta nhìn nhận bản thân dưới một góc nhìn hoàn toàn mới.

 

5/ “The Blazing World” (tạm dịch: Thế giới rực lửa) của Margaret Cavendish (1666)

Cavendish, Nữ công tước xứ Newcastle, là một kẻ nổi loạn và được mệnh danh là “cơn lốc” ở  nước Anh thế kỷ 17: “tác giả văn chương nổi tiếng đầu tiên của nước Anh” theo lời của người viết tiểu sử về bà. Trong số rất nhiều thành tựu của bà có câu chuyện tình lãng mạn khoa học viễn tưởng này, trong đó, một người phụ nữ bị bắt cóc vào thế giới động vật biết nói và trở thành một nhà lãnh đạo quân sự. Cavendish thách thức những kỳ vọng của phụ nữ nhưng những tác phẩm của bà vẫn tồn tại. 

 

6/ “I Who Have Never Known Men” (tạm dịch: Người phụ nữ không biết đến đàn ông) của Jacqueline Harpman (1995)

“Sâu dưới lòng đất, ba mươi chín người phụ nữ bị giam cầm trong một cái lồng” -  đó là một câu chuyện đen tối về việc tự do có thể còn đáng sợ hơn cả việc bị giam cầm. Cuốn tiểu thuyết này gợi nhớ đến tác phẩm “Mãi đừng xa tôi” của Ishiguro, như một câu chuyện ngụ ngôn về những hạn chế và sự thiếu hiểu biết trong cuộc sống của chúng ta. Đây sẽ là một trong những cuốn sách kỳ lạ nhất mà bạn từng đọc. 

 

7/ “Thế giới mới nhiệm màu” của Aldous Huxley (1932)

Cuốn tiểu thuyết về một thế giới tương lai đen tối của Huxley thường đượcgộp chung với “1984” nhưng “Thế giới mới nhiệm màu” hài ​​hước và châm biếm hơn nhiều so với kiệt tác của Orwell. Trong cuốn sách này, mọi người được giữ im lặng không phải vì sợ hãi mà vì hạnh phúc, thông qua tình dục, ma túy và tất cả những trò giải trí khác, khiến người ta liên tưởng đến những năm 1930 cũng như hiện nay. Một số người muốn tạo dựng hạnh phúc cho riêng mình, và đây là lúc vấn đề bắt đầu… 

 

8/ “Băng” của Anna Kavan

Cuốn sách cuối cùng mà Anna Kavan xuất bản trước khi kết thúc cuộc đời rắc rối của mình cũng lạnh lùng và khó hiểu như tựa đề của nó. Được thuật lại bởi một người đàn ông giấu tên đang cố gắng tìm và giải cứu một cô gái khi thế giới bước vào ngày tận thế băng giá, tuy không thể giúp bạn giải thích những câu hỏi dễ dàng nhưng cũng khá khó để nó thoát ra khỏi đầu bạn. Doris Lessing nhận xét về cuốn sách này rằng: “Hoàn toàn khác biệt!”

 

9/ “The Cyberiad” (tạm dịch: Người máy) của Stanislaw Lem (1965)

Nhà văn Ba Lan Lem nổi tiếng với cuốn tiểu thuyết “xoắn não” “ Solaris”, nhưng điều nổi bật nhất về những cuốn sách khác của ông là chúng rất hài hước (Lem là người có ảnh hưởng lớn đến Douglas Adams). “The Cyberiad” là một ví dụ hoàn hảo: hai kỹ sư con người đấu tranh với những phát minh của chính họ, giống như cỗ máy khẳng định 2 + 2 = 7, nó leo thang thành một trận chiến hài hước, nhưng nó cũng đại diện cho các quốc gia toàn trị nơi thông tin sai lệch trở thành hiện thực được chấp nhận.

 

10/ “Lò sát sinh số 5” của Kurt Vonnegut (1969)

“Tất cả những điều này ít nhiều đã xảy ra.” 

Từ những trải nghiệm của mình khi chứng kiến ​​vụ đánh bom ở Dresden, Vonnegut đã biến chúng thành một vở bi kịch khoa học viễn tưởng du hành thời gian. Câu chuyện về người lính Billy Pilgrim được kể bằng ngôn ngữ đơn giản và cấu trúc phức tạp, và giống như tất cả tác phẩm của Vonnegut, nó kêu gọi lòng tốt của con người và một thế giới nơi “mọi thứ đều đẹp đẽ và không có gì tổn thương”.

 

11/ “10,000 Light Years from Home” (tạm dịch: Mười vạn năm ánh sáng) của James Tiptree Jr (1973)

Tiptree là bút danh của nữ tác giả Alice Bradley Sheldon, và tập truyện này nhìn bề ngoài có vẻ có đầy đủ các yếu tố của khoa học viễn tưởng: tàu vũ trụ, người ngoài hành tinh, du hành thời gian. Tuy nhiên, như việc tác giả sử dụng bút danh nam cho thấy sự quan tâm thường thấy về tình dục và giới tính: trong một câu chuyện, các nữ đại gia giữ đàn ông làm nô lệ tình dục. Đây là những câu chuyện đầy thách thức, cả về độ phức tạp lẫn nội dung bạo lực.

 

12/ “Chiến tranh giữa các thế giới” của H.G. Wells (1898)

Người sao Hỏa đang đến! Tác phẩm kinh điển về cuộc xâm lược của người ngoài hành tinh này có cốt truyện về con người, khi một người đàn ông cố gắng băng qua thế giới đổ nát để tìm vợ mình. Nhưng nó cũng có thể được coi là sự châm biếm chủ nghĩa đế quốc Anh khi bị tấn công. Wells là bậc thầy tiên phong vĩ đại của khoa học viễn tưởng hiện đại, mang đến cho chúng ta nhiều tác phẩm kinh điển bao gồm: “Cỗ máy thời gian”, “Người vô hình” và “The First Men in the Moon” (tạm dịch: Con người đầu tiên trên mặt trăng).

 

- Trạm Đọc

- Theo: Penguin

 

Tags: