1/ “The Golden Argosy - The Most Celebrated Short Stories in the English Language” của Van Cartmell & Charles Grayson
Cuốn sách là những truyện ngắn nổi tiếng nhất bằng tiếng Anh được biên soạn bởi hai tác 'The Golden Argosy' là tuyển tập những truyện ngắn hay nhất của văn học phương Tây với những cái tên nổi tiếng như Willa Cather, Ernest Hemingway, Alduous Huxley, O. Henry…
2/ “Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn” của Mark Twain
Thông qua việc giả chết, chàng trai trẻ Huckleberry Finn đã tránh được việc bị cha mình lừa gạt hoặc bị thị trấn của mình khai hóa. Tuy nhiên, cuộc hành trình chỉ mới bắt đầu với Huck khi cậu trôi xuôi dòng cùng với Jim, một nô lệ bỏ trốn.
Cuốn tiểu thuyết không chỉ đơn thuần là một chuyến đi lãng mạn xuôi dòng sông Mississippi mà còn là một đòn đánh mạnh mẽ vào lương tâm con người. Bằng cách vạch trần sự xấu xí ở miền Nam nước Mỹ thời tiền chiến, cuốn tiểu thuyết phê phán sự tàn bạo và sự thiếu hiểu biết về đạo đức.
3/ “The Satanic Verses” của Salman Rushdie
Cuốn tiểu thuyết đã mang lại cho Rushdie một giải Whitbread, nhưng cũng đồng thời mang đến cho ông một sắc lệnh Hồi giáo (fatwa - một sắc lệnh Hồi giáo, tương đương với một án tử hình cho những ai bị ghi tên trong đó), tuy nhiên, điều này chỉ là một ngụ ngôn.
Nội dung cuốn sách là những chuỗi giấc mơ đùa giỡn với lịch sử và bản sắc Hồi giáo. Bản thân nó là một bình luận về bản sắc của người nhập cư, vì cả hai nhân vật trung tâm đều là người Ấn Độ xa xứ. Hai người đàn ông rơi xuống nước Anh sau khi máy bay của họ bị nổ tung trong một cuộc tấn công khủng bố. Một người trở thành thiên thần, người còn lại thì biến thành ác quỷ. Dưới ngòi bút của Rushdie, các nhân vật đều có cá tính riêng và rất sống động.
4/ “McTeague” của Frank Norris
Trong số các tiểu thuyết của Frank Norris, không có tác phẩm nào gây sốc cho người đọc nhiều hơn McTeague, và kể từ đó, hiếm có tác phẩm nào nắm bắt được khía cạnh lộn xộn của cuộc sống đô thị Mỹ, với tính gợi hình về sự suy đồi của con người ở San Francisco đầu thế kỷ này.
Các nhân vật chính trong cuốn sách được thể hiện vừa là sản phẩm vừa là nạn nhân của một trật tự xã hội đang suy thoái. Di truyền và môi trường đóng vai trò định mệnh trong một câu chuyện có cái kết đau lòng, nghiệt ngã và có tính tất yếu của bi kịch cổ điển.
5/ “Chúa ruồi” của William Golding
Trong một cuộc chiến tranh nguyên tử, mấy chục đứa trẻ chưa đến tuổi thiếu niên “may mắn” sống sót trên một hoang đảo sau khi chiếc máy bay chở chúng đi sơ tán bị trúng đạn. Chúng tập họp dưới bầu trời Nam Thái Bình Dương nắng gắt, chia sẻ gánh nặng và đặt niềm tin vào thủ lĩnh. Nhưng rồi, cái đói và thiên nhiên khắc nghiệt từng bước vắt kiệt bọn trẻ. Bản năng sinh tồn đã dần bóp nghẹt sự ngây thơ - từ đây thực tại của chúng tan hòa vào ác mộng. Một câu truyện ngụ ngôn đau đớn và hãi hùng, ngập tràn những tư tưởng ẩn sâu dưới hàng hàng lớp lớp ẩn dụ và biểu tượng.
Với "Chúa ruồi", một câu chuyện phiêu lưu đầy ám ảnh, một kiệt tác văn học kinh điển, William Golding đã khiến các nhà phê bình văn học hao tổn giấy mực chỉ để tranh luận về một vấn đề: Có thực "nhân chi sơ tính bản thiện” hay chăng là… ngược lại?
Tác phẩm xuất sắc này đã vinh dự được nhận giải thưởng Nobel năm 1983.
6/ “Bleak House” của Charles Dickens
Giống như những cuốn tiểu thuyết được yêu thích khác của Dickens, “Bleak House” xoay quanh nhân vật chính là một đứa trẻ đức hạnh – Esther.
Esther chưa bao giờ biết mặt cha mẹ mình và được nhận về làm giám hộ cho ông John Jarndyce. Gia đình Jarndyce vướng vào một vụ tranh chấp tài sản thừa kế gay gắt và tác giả Dickens đã lợi dụng thủ tục tố tụng của vụ kiện trong câu chuyện của mình để phản ánh hệ thống kiện tụng của Anh.
7/ “1984” của George Orwell
Được viết vào năm 1948, cuốn tiểu thuyết của Orwell là một bức chân dung kỳ lạ về một xã hội lạc hậu được cai trị bởi chủ nghĩa toàn trị và công nghệ.
Winston làm việc trong kho lưu trữ chính phủ của siêu quốc Châu Đại Dương, xóa và viết lại lịch sử cho phù hợp với chương trình nghị sự hiện tại của chính phủ. Winston không đồng tình với cách "Big Brother" thâm nhập vào mọi khía cạnh của xã hội, nhưng anh ta có biện pháp phòng ngừa để "cảnh sát tư tưởng" không thể phát hiện ra sự bất phục tùng của anh ta.
Cuốn tiểu thuyết của Orwell bây giờ vẫn hợp thời như lúc nó được viết ra.
8/ The Raj Quarte của Paul Scott
Bộ tứ tiểu thuyết của Scott trình bày một bức chân dung sâu sắc về Ấn Độ vào khoảng thời gian đất nước này giành được độc lập. Bộ sách là các chi tiết lịch sử đan xen với những câu chuyện xoay quanh mối tình bị cấm đoán giữa cô gái người Anh Daphne và chàng trai Ấn Độ Hari.
9/ “Nắng tháng Tám” của William Faulkner
Faulkner được biết đến với sự phức tạp trong phong cách viết và cuốn tiểu thuyết này cũng không ngoại lệ, mặc dù nó có phần ít mang tính thử nghiệm hơn các tác phẩm khác của Faulkner.
Câu chuyện bắt đầu với việc nàng Lena Grove bụng mang dạ chửa đi từ Alabama đến Jefferson trong gần một tháng trời để tìm người đàn ông đã hứa hẹn với nàng là Lucas Burch, bố của thai nhi.
Cô đã đi qua những khung cảnh rực rỡ của miền Nam nước Mỹ, và băng qua những con đường, gặp được những người khó quên.
Nhân vật chính của câu chuyện, một người ngoài cuộc đang thắc mắc về nguồn gốc chủng tộc của mình, vừa là một tâm hồn đau khổ vừa là một chiếc la bàn đạo đức trong cuốn tiểu thuyết.
10/ “Blood Meridian” của Cormac McCarthy
Cuốn tiểu thuyết rùng rợn của McCarthy dựa trên sự tồn tại của The Glanton Gang, một nhóm thợ săn tiền thưởng thế kỷ 19 ở Tây Nam nước Mỹ.
“Tiền thưởng” của họ là da đầu của người bản địa Apache và - khi nguồn cung cạn kiệt - họ sẽ lấy da đầu của bất kỳ họ gặp.
Câu chuyện kể về một cậu bé chỉ được biết đến với cái tên Kid, nhưng nhân vật thống trị "Blood Meridian" lại là thủ lĩnh của băng đảng - Thẩm phán Holden, đại diện chân thực của cái ác.
Cuốn tiểu thuyết của McCarthy là một tác phẩm văn học tuyệt vời đến mức đáng lo ngại.
- Tham khảo: The Christian Science Monitor