7: Thời gian là tiền bạc: gạt bỏ những thứ đánh cắp thời gian và duy trì chế độ “kiêng thông tin”.

Hầu hết những thứ con người làm thường nhật chẳng mang lại ý nghĩa nào, vậy nên, dẹp chúng sang một bên không những không giảm chất lượng công việc của bạn mà còn tiết kiệm thời gian.

Ví dụ, lượm nhặt thông tin bằng cách đọc báo tốn rất nhiều thời gian. Hãy tuân theo chế độ kiêng thông tin và tập trung đạt lấy chỉ cần một phần nhỏ lượng thông tin mà thực sự cần thiết cho công việc của bạn.

Hãy đảm bảo rằng bạn đang thu thập tin tức một cách năng suất nhất. Đừng tốn nhiều tiếng đồng hồ thăm dò tìm hiểu một chủ đề trong khi thay vào đó bạn có thể gọi cho một chuyên gia để được giải đáp nhanh chóng kể cả câu hỏi phức tạp nhất. Việc này tiết kiệm thời gian và thường đem lại kết quả tốt hơn.

Trong một ngày làm việc bình thường, bạn sẽ hay gặp phải những yếu tố đánh cắp thời gian: các hoạt động hoặc con người đã ngốn mất thời gian vàng bạc của bạn mà chẳng đổi lại được là mấy. Dẹp nó đi. Các buổi gặp mặt, ví dụ, giống như những hố đen trong đó thời gian và năng lượng tiêu tan, và phần lớn hoàn toàn không cần thiết. Trên thực tế, thời gian duy nhất thích hợp cho buổi gặp mặt là khi cần sự tham vấn của nhiều người để đưa ra một quyết định. Nếu có trường hợp này, hãy chắc chắn rằng có một chương trình nghị sự và lịch trình cố định để buộc người tham dự tập trung vào mục tiêu và ngừng chuyện tán dóc ngoài lề.

Đừng bao giờ dự những buổi gặp mặt mà sự hiện diện của bạn không quá là cần thiết. Nếu buổi gặp mặt vẫn thành công mà không cần có bạn, thì hiển nhiên bạn có thể bỏ qua những buổi tương tự như thế sau này.

Nguyên lý này cũng được áp dụng với mấy cuộc tán phét vô bổ với đồng nghiệp. Tránh nó ra, và chỉ tập trung vào vấn đề nguy cấp. Khi mọi người tiếp cận bạn, đừng hỏi “có khỏe không”  mà thay vào đó là “tôi có thể giúp gì bạn?”  Nói thẳng thừng với mọi người: “Xin lỗi, nhưng tôi chỉ có 2 phút, vậy ta hãy đi luôn vào vấn đề nhé”.