Cách ta đánh giá ý tưởng và tiếp cận vấn đề bị ảnh hưởng nặng bởi cách chúng được trình bày như thế nào. Chỉ thay đổi một chi tiết nhỏ hoặc nhấn mạnh vào một câu nói hoặc một câu hỏi có thể thay đổi lớn lao phản ứng của ta.
Một ví dụ tiêu biểu có thể tìm thấy trong cách ta đánh giá rủi ro:
Bạn có thể nghĩ rằng một khi ta có thể xác định được xác suất của rủi ro, mọi người sẽ tiếp cận nó cùng một cách. Tuy nhiên, thực tế lại không phải vậy. Kể cả với những khả năng được tính toán cẩn thận, chỉ cần thay đổi cách diễn đạt một con số có thể thay đổi cách ta tiếp cận nó.
Ví dụ, mọi người sẽ thấy một sự việc hiếm gặp có khả năng xảy ra cao hơn nó được diễn đạt dưới dạng tần suất tương đối hơn là xác suất thống kê.
Trong một ví dụ còn được biết đến là Thí nghiệm Mr. Jones, hai nhóm chuyên gia tâm thần được tham vấn về việc liệu thả ông Jones khỏi bệnh viện tâm thần lúc này có an toàn. Một nhóm được bảo rằng bệnh nhân như ông Jones có "10% khả năng hành hung người khác," và nhóm thứ 2 được bảo rằng "trong 100 bệnh nhân giống ông Jones, 10 người có khả năng gây ra bạo lực." Kết quả là nhóm 2 có số người từ chối thả người cao gấp đôi nhóm 1.
Sự tập trung của ta còn bị sao lãng khỏi những thông tin có liên quan về mặt thông kê, được gọi là sự phớt lờ mẫu số (denominator neglect). Điều này xảy ra khi ta lờ đi các thống kê rõ ràng để chọn những hình ảnh sống động trong tâm trí mà có thể ảnh hưởng tới quyết định của ta
Ví dụ hai câu sau: "Loại thuốc này sẽ bảo vệ trẻ khỏi căn bệnh X nhưng có 0.001% gây ra biến dạng vĩnh viễn" với "1 trong 100,000 trẻ dùng thuốc này sẽ bị biến dạng vĩnh viễn." Cho dù ý nghĩa của 2 câu như nhau, câu sau gợi lên hình ảnh một em bé dị tật và có tác động lớn hơn, và đó là lý do nó làm ta chần chừ hơn khi áp dụng loại thuốc này.