7: Bất hảo trong quá khứ: Tại sao ta nhớ những sự kiện từ nhận thức muộn (hindsight) chứ không phải từ trải nghiệm.

Tâm trí của ta không ghi nhớ các trải nghiệm theo một đường thẳng. Ta có hai bộ máy ghi lại các tình huống khác nhau.
 
Đầu tiên, là bản thể trải nghiệm, ghi lại cảm giác của mình ở hiện tại. Nó đặt câu hỏi: "Hiện tại mình đang cảm thấy ra sao?"
 
Thứ hai, là bản thể hồi tưởng, chép lại toàn bộ sự việc đã diễn ra. Nó đặt câu hỏi: "Nói chung thì mình cảm thấy như thế nào?"
 
Bản thể trải nghiệm mô tả chính xác hơn những gì đã xảy ra, bởi vì cảm giác của ta lúc đó là chính xác nhất. Nhưng bản thể hồi tưởng không chính xác bằng bởi vì nó ghi lại chỉ một số các kí ức nổi bật sau khi sự việc đã kết thúc.
 
Có hai lý do giải thích tại sao phần ghi nhớ lại lấn át phần trải nghiệm. Nguyên nhân đầu tiên được gọi là phớt lờ yếu tố thời gian (duration neglect), khi mà ta quên mất cả quá trình sự kiện để nhớ một phần nhỏ của nó. Thứ là do quy luật đỉnh-đáy (peak-end rule), khi ta thường quá nhấn mạnh thứ xảy ra ở cuối một sự kiện.
 
Để dễ hình dung, xem xét một thí nghiệm ghi lại trí nhớ của mọi người về một lần soi nội tràng đau đớn. Trước khi soi, mọi người sẽ được chia thành hai nhóm: một nhóm được nội soi rất lâu, trong khi nhóm còn lại được nội soi nhanh hơn, nhưng cảm giác đau đớn tăng dần khi kết thúc.
 
Bạn hẳn sẽ nghĩ những bệnh nhân khó chịu nhất là những người trải qua quá trình nội soi dài hơn, bởi họ phải chịu đau lâu hơn. Đó đúng là những gì họ cảm thấy vào thời điểm đó. Trong khi nội soi, khi được hỏi về cảm giác đau, bản thể trải nghiệm sẽ đưa ra câu trả lời chính xác: ai phải nội soi lâu hơn sẽ cảm thấy tệ hơn. Tuy nhiên, sau khi kết thúc, khi bản thể hồi tưởng lấn át, những ai được nội soi nhanh với màn kết đau đớn hơn sẽ cảm thấy tệ nhất. Cuộc khảo sát này đưa cho ta một ví dụ rõ ràng về hiệu ứng phớt lờ yếu tố thời gianquy luật đỉnh-đáy, và các kí ức không chính xác của ta.