4: Phán đoán nhanh: Tâm trí lựa chọn nhanh như thế nào, kể cả khi nó chưa có đủ thông tin để đưa ra một quyết định lý trí.

Tưởng tượng bạn gặp một ai đó tên Ben tại bữa tiệc và thấy anh ta rất dễ gần. Sau đó, khi ai đó hỏi liệu bạn có biết ai muốn quyên góp cho quỹ từ thiện không. Bạn nghĩ đến Ben, cho dù điều duy nhất bạn biết về anh ta là người thân thiện.
 
Nói cách khác, bạn thích một phần trong tính cách của Ben, và vì vậy bạn tưởng rằng mình thích mọi thứ khác về anh ấy. Chúng ta thường yêu hay ghét một người kể cả khi ta biết rất ít về họ.
 
Xu hướng đơn giản hóa mọi thứ khi chưa có đủ thông tin của tâm trí thường dẫn đến những lỗi phán đoán. Hiện tượng này được gọi là sự nhất quán cảm xúc phóng đại, còn được gọi là hiệu ứng hào quang (halo effect): cảm giác tích cực về sự dễ gần của Ben khiến bạn đặt một vòng hào quang lên Ben, kể cả khi bạn không hiểu anh ta là mấy.
 
Nhưng đây không chỉ là cách duy nhất tâm trí của ta đi đường tắt khi đưa ra phán xét.
 
Con người còn mắc thiên kiến xác nhận (confirmation bias), xu hướng đồng tình với thông tin nào ủng hộ niềm tin trước đây của họ, cũng như chấp nhận bất cứ điều gì hợp với nó.
 
Ta có thể quan sát hiện tượng này khi đặt câu hỏi, "Liệu James có thân thiện không?". Các nghiên cứu chỉ ra, khi đối mặt với câu hỏi kiểu này mà không có thông tin nào khác, chúng ta rất dễ coi James là một người thân thiện - bởi vì tâm trí sẽ tự động đồng tình với ý kiến được gợi ý.
 
Hiệu ứng hào quang và thiên kiến xác nhận cùng xảy ra đồng thời bởi vì tâm trí ta hấp tấp đưa ra  phán xét nhanh. Nhưng điều này thường dẫn đến sai lầm, bởi vì ta không phải lúc nào cũng có đủ dữ liệu để phán đoán chính xác. Tâm trí của ta dựa trên những gợi ý có thể sai lầm và đơn giản hóa quá khích mọi thứ để lấp chỗ trống trong dữ liệu, đưa chúng ta đến những kết luận có khả năng sai lầm cao.
 
Giống như thả mồi, những hiện tượng nhận thức này có thể xảy ra một cách hoàn toàn vô thức và tác động lên những lựa chọn, phán đoán và hành động của ta.