1. Việc đặt tên cho một công ty hay một sản phẩm, bạn hãy chọn và bắt đầu với những chữ cái đầu trong bảng chữ cái.
Tránh những tên bắt đầu bằng chữ X hay Z, vì hai chữ này nằm cuối bảng chữ cái, chúng khó đọc, khó đánh vần. Hãy chọn những từ có khả năng trở thành động từ, thường có không quá ba âm tiết và “nghe kê”. Tránh những từ chung chung và thường thấy, người ta sẽ không bao giờ tìm thấy nó trên Google, Yahoo!, Download.com…
2. Nếu bạn nói tên công ty hay sản phẩm của bạn cho 10 người lạ, một nửa trong số đó đoán được bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực nào, như vậy là tốt.
Hãy thiết lập thương hiệu của bạn dựa vào những điều kiện tích cực, ví dụ như “mang lại ý nghĩa”, “mang lại điều tốt đẹp”, chứ đừng thiết lập thương hiệu dựa trên sự cạnh tranh. Bạn có thể chọn cho mình một thông điệp thương hiệu; thương hiệu không nhất thiết phải là tiếng Anh, nhưng đừng nói tiếng địa phương, vì mọi người sẽ không hiểu và thương hiệu của bạn sẽ không tồn tại được lâu.
Hãy kiểm tra xem đối thủ của bạn có sử dụng những từ trái nghĩa với những từ mà bạn dùng hay không, nếu không, thì có nghĩa phần mô tả của bạn vô dụng. Đồng thời, nên kiểm tra thông điệp của bạn gửi đi đã được mọi người dịch ra như thế nào, có đúng hay không.
3. Hãy tập trung vào PR chứ đừng tập trung vào quảng cáo, vì thương hiệu được xây dựng trên những gì mọi người nói về bạn chứ không phải những gì bạn nói về mình.
Phải định hình cuộc cạnh tranh của bạn theo cách không chỉ trích nặng nề, nhưng thông minh và gay gắt. Hãy lưu tâm tới những giá trị cốt lõi phổ biến. Nên tấn công trước để định hình cuộc cạnh tranh, làm cho các công ty sau phải phản ứng, phải làm việc trong mô hình bạn tạo ra và tìm cách thoát khỏi chiếc hố sâu đó.
Hãy tìm hiểu xu hướng của giới trẻ. Nhưng xu hướng là điều thú vị: đuổi theo nó, nó biến mất nhanh hơn. Tạo ra nó, nó chống lại bạn. Nhưng tìm hiểu nó, nó có thể tiết lộ cho bạn những bài học để bạn có thể cưỡi lên nó tiến tới thành công.