10. Sự thật về tuyển dụng và sa thải

1. Thường trình độ  học vấn và kinh nghiệm làm việc  có liên quan với  nhau.

Nhưng  thực tế không phải vậy. Một phó chủ tịch cấp cao từ Microsoft có bằng tiến sĩ khoa  học máy tính, có phải là nhân viên lý tưởng  cho một doanh nghiệp mới hình thành? Điều quan trọng là  phải  thuê  người bị truyền nhiễm tình yêu sản phẩm của bạn, học vấn và kinh nghiệm không quan trọng cho việc “hiểu” và “yêu” nó.

Phải thuê  người giỏi hơn mình, nó có thể khiến bạn mất tự tin, nhưng đó là cách duy nhất để  xây dựng một đội nhóm tuyệt vời. Những  người giỏi nhất luôn tìm những công việc tuyệt vời gắn với những thách thức lớn lao.

Mỗi khi tìm được  ứng viên hoàn hảo, không chỉ lương mà  còn sự cuốn hút của bộ phận và chất lượng của tập thể nhân viên sẽ giữ họ. Đừng bao giờ cho rằng việc tuyển dụng của bạn hoàn tất, phải thực hiện việc tuyển dụng mọi nhân viên mỗi ngày; vì họ có thể ra đi khi không giữ được  ngọn lửa yêu thích.

 

 

 

2. Các cuộc phỏng vấn tuyển dụng được xem như bất cứ một dự án nào khác, cũng có đội trưởng và mỗi người phụ trách một vai trò. Mọi cuộc phỏng vấn đều được  thực hiện theo kế hoạch.

Trước hết, người giới thiệu  chào  đón  ứng viên, giới thiệu  cơ  sở vật chất của công ty và giới thiệu những  người trực tiếp phỏng vấn. Tiếp  đến, người phỏng vấn kỹ thuật lần thứ nhất để đánh  giá năng  lực kỹ thuật của ứng  viên, đi sâu  và lĩnh vực chuyên môn của ứng  viên.

Sau  đó, người quản lý chịu trách nhiệm thuê người phỏng vấn  tập  trung vào công việc  cụ  thể  phù hợp  với  ứng  viên qua những câu hỏi, trò chuyện, tán gẩu để hiểu thêm về ứng viên. Tiếp đến, bộ phận nhân sự  hỏi và xác nhận những thông tin mà ứng  viên đưa  ra.  

Sau  đó, phỏng vấn kỹ thuật lần thứ hai, đào sâu về những thành tích cũng như  những  thất bại mà ứng  viên đã đúc kết được. Cuối cùng,  người giới thiệu ban  đầu trở lại và bổ sung thêm, cũng như giải thích các nội dung cần thiết rồi cám ơn ứng viên.

 Đội phỏng vấn nhóm họp để đi đến kết luận. Thường  sự đồng thuận rất cao. Nếu có một người trong đội nói không thì kết quả sẽ là không. Quá trình càng qui củ, cẩn thận thì bạn càng  thu hút được  nhiều ứng viên tốt cho công ty của mình.

 

3. Khi công ty cần phải cắt giảm nhân sự để giảm chi phí, cân đối tài chính.

Việc cắt giảm phải thực hiện thật nhanh, cắt giảm mạnh, chấp nhận rủi ro sau này phải tuyển dụng nhân sự lại. Không thực hiện cắt giảm nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến tinh thần của nhân viên chưa bị cho nghỉ việc. Mỗi khi mọi người biết sắp có chuyện cắt giảm, vấn  đề  năng  suất sẽ trượt  dốc thê thảm, nên tuyệt đối tránh tình trạng chần chừ, xem xét hoặc cắt giảm hoặc không.

Chính  CEO  là người chịu trách nhiệm cắt giảm, không thể đổ lỗi cho Ban giám đốc hoặc bất cứ  lý do gì khác. Bạn không có dũng  khí làm điều  đó,  đừng làm CEO. Tổng chi phí cắt giảm nhân sự dù với gói bồi thường  vẫn rẻ hơn  việc giữ người không hạn  định.  Đây  là việc cần phải  làm  để  bảng chi phí và lợi nhuận trông đẹp  hơn.

Về mặt đạo  đức, ngoài các chế đội qui định, bạn phải có nghĩa vụ cung cấp các dịch vụ tư vấn tìm việc. Hãy để mọi người nói lời tạm biệt, sau  đó ra đi. Ngay sau đợt cắt giảm, bạn cần phải truyền động lực cho những  người ở lại, bạn cần nói chuyện với họ, họ cần sự giúp đỡ và lời khuyên của bạn.

Cắt giảm nhân sự dù sao cũng còn dễ hơn  sa thải nhân  viên. Trước  khi sa thải một nhân viên bạn cần hỏi ý kiến  tư  vấn của những  người công bằng, trung thực, những  người hiểu rõ về luật lao  động. Bạn phải lắng nghe tâm hồn bạn, xem có lỗi của bạn trong khâu tuyển dụng,  đào  tạo hay không. Qua tài liệu theo dõi hiệu quả  công việc của nhân viên, bạn gạn lọc suy nghĩ của mình là đang làm điều đúng  đắn hay không.

Tuy nhiên, phải kiên định (nhưng đừng lầm giữa sự kiên định và xấu tính). Tổ chức một buổi gặp mặt ngắn gọn, một đối một, nói cho họ biết quyết định của bạn. Hãy bình tĩnh và sáng suốt nhất có thể.  Đừng làm nạn nhân mất thể diện. Lý tưởng  nhất là để  tình huống này không bao giờ xảy ra.