Dường như khi xã hội Mỹ trở nên giàu có hơn, người Mỹ tự do hơn theo đuổi bất kì những gì họ thích thì họ lại càng trở nên kém hạnh phúc hơn.
Hãy xem xét thực tế là GDP của Mỹ – thước đo cơ bản của sự thịnh vượng – đã tăng gấp đôi trong 30 năm gần đây trong khi “trong khi “tỷ lệ Hạnh Phúc” của người Mỹ không ngừng giảm. Trên thực tế, số người mô tả bản thân là “rất hạnh phúc” đã giảm mạnh trong 30 năm qua, trong đó nổi trội là mức độ tăng đột ngột của bệnh trầm cảm. Theo ước tính, số ca bị bệnh trầm cảm đã tăng gấp 10 lần từ năm 1900 đến năm 2000. Vậy con số này cho thấy điều gì?
Nói một cách đơn giản là chúng ta luôn bị lưỡng lự giữa các lựa chọn tốt. Khi chúng ta được mời chào quá nhiều các lựa chọn thì lựa chọn cuối cùng hóa ra lại gây thất vọng và chúng ta luôn có xu hướng tự đổ lỗi cho bản thân – quả thực là chúng ta đang phải chịu đựng.
Bác sĩ tâm lý Martin Seligman đã khám phá ra là việc không thể hoặc thiếu kiểm soát sẽ dẫn đến trầm cảm nếu một người giải thích nguyên nhân thất bại là global (“Tôi thất bại trong mọi lĩnh vực của cuộc sống”), chronic (“Tôi sẽ luôn là kẻ thất bại”) và personal (“hình như là chỉ có tôi là luôn thất bại”).
Những kiểu tự đổ lỗi cho bản thân liên tục ngày càng nảy nở trong thế giới với vô vàn lựa chọn. Bạn sẽ dễ dàng đổ lỗi cho bản thân đối với một kết cục thất vọng so với những hoàn cảnh tương tự nhưng ít lựa chọn hơn. Đó là vì nếu chúng ta được phép làm chủ định mệnh, đương nhiên chúng ta sẽ kỳ vọng vào bản thân nhiều hơn. Do đó, dường như sẽ chẳng có ai khác ngoài chính bản thân mình để đổ lỗi.
Do cuộc sống hiện đại sản sinh ra quá nhiều lựa chọn đi cùng với việc nhấn mạnh vào quyền tự do chọn lựa, dường như chúng ta lại tự đổ lỗi cho bản thân nhiều hơn nếu chúng ta không thành công để đưa ra lựa chọn thông minh.
Càng đổ lỗi cho bản thân nhiều càng dẫn đến trạng thái thất vọng, do đó chúng ta có lý do để tin rằng quá nhiều các lựa chọn trong xã hội có mối tương quan với căn bệnh bất hạnh hiện đại.