Lần cuối bạn mua một thứ gì thật sự đẹp là khi nào? Thử tưởng tượng đó là một chiếc kính lúp điện tử mà bạn đã mất nhiều thời gian mới quyết định mua. Nếu về cơ bản bạn giống như mọi loài sinh vật, độ hài lòng của bạn với thiết bị này sẽ giảm bớt đi sau một thời gian.
Loài người, giống như các loài vật khác, hưởng ứng ít dần với một sự kiện bất kỳ khi sự kiện đó không thay đổi – đó đơn giản là vì chúng ta quen dần với sự việc.
Quá trình này được biết đến như là thích nghi, và là một nét đặc trưng của tâm lý loài người.
Lấy ví dụ như cư dân một thị trấn nhỏ khi đến Manhattan có thể bị choáng ngợp vì sự nhộn nhịp, nhưng một người New York đã quen với cảnh tấp nập thì có thể hoàn toàn không chú ý đến điều đó.
Không may làm sao, quá trình thích nghi làm mất đi sự hào hứng nhanh hơn chúng ta tưởng, trong khi đáng nhẽ chúng ta có thể phấn khởi hơn với một trải nghiệm tích cực.
Hãy xem xét sự thích nghi của chúng ta với sự hài lòng (“hưởng lạc”) làm ví dụ. Giả sử như trải nghiệm lần đầu làm tăng cảm giác hài lòng của bạn lên 20 “độ”, lần sau đó nó chỉ có thể đẩy lên 15, và 10 ở lần tiếp theo nữa. Cuối cùng thì trải nghiệm này có thể không làm tăng cảm giác đó nữa.
Có một ví dụ nổi tiếng về sự thích nghi hưởng lạc, một nghiên cứu hỏi những người tham gia có vẻ may mắn hoặc bất hạnh đánh giá mức độ hạnh phúc của họ. Một vài trong số đó năm ngoái đã trúng số khoảng 50.000 đến 1 triệu đô la, trong khi những người khác bị tàn tật do tai nạn. Kết quả cho thấy những nười trúng số không hạnh phúc hơn người bình thường nói chung và các nạn nhân tai nạn vẫn đánh giá mình hạnh phúc (dù trong số đó vẫn có những người kém hạnh phúc hơn những người bình thường). Điều này chứng minh là con người có thể thích nghi với cả may mắn và bất hạnh.
Bạn có thể hy vọng rằng một cái máy tính mới mua sẽ mang lại cho bạn niềm vui bất tận, tuy nhiên, niềm vui xuất phát từ bất kỳ trải nghiệm tích cực nào cũng chẳng tồn tại lâu.