Khoảng 50,000 năm trước, con người chỉ bận tâm xem hôm nay mình có còn sống hay không - anh ta bị chèo lái bởi động lực 1.0: tìm kiếm đồ ăn và thức uống, một nơi an toàn để ngủ về đêm, và ham muốn giao cấu để có thể sinh sản và duy trì nói giống.
Cho tới 1 vài thế kỉ trước, những nhu cầu cơ bản này là những động lực chính của loài người. Tuy nhiên, đến thời đại công nghiệp hóa, điều này bắt đầu thay đổi. Vòng tuần hoàn sản xuất ngày càng trở nên phức tạp hơn, và con người bắt đầu ngày càng phụ thuộc vào một động lực làm việc mới: động lực 2.0 ngoại lai, dựa trên hai khuyến khích là phần thưởng và trừng phạt bởi một bên thứ 3 - còn được gọi là cây gậy và củ cà rốt.
Chiến lược đằng sau nó là các phần thưởng sẽ thúc đẩy hành vi mong muốn. Với hi vọng tăng lương, những công nhân sẽ chở nhiều than hơn, và các nhân viên ngày nay sẽ trả lời email nhanh hơn.
Trái lại, sự trừng phạt có mục đích ngăn chặn hành vi không mong muốn. Ai đó bị phê bình trước cả nhóm sẽ ít đi làm muộn hơn, và một người bị dọa sẽ cho nghỉ việc nếu ăn cắp tài sản công ty sẽ không dám lấy trộm nữa.
Những sếp phụ thuộc vào động ngoại lai tư duy theo lối, nếu nhân viên của họ không bị đe dọa bởi trừng phạt và ham muốn phần thưởng thì về cơ bản sẽ không có động lực để làm việc và sẽ cố thoái thác bất kì trách nhiệm nào; vì vậy những người ở vị trí quản lý nhất định phải định hướng và giám sác họ.
Mặc dù một số công ty hiện tại có thể đã thả lỏng quy định mặc trang phục hay giờ làm để khiến nhân viên của họ thoải mái hơn, Động lực 2.0 tiếp tục thống trị thế giới việc làm. Những bộ phận quản lý của hầu hết các công ty tin rằng để tạo động lực cho nhân viên, nhân tố quan trọng duy nhất ngoài các nhu cầu cơ bản là sử dụng phần thưởng và trừng phạt - và họ quản lý người của mình theo nguyên tắc này.