Trẻ thường thể hiện sự chú ý đặc biệt để hoàn thành những mục tiêu nhỏ: chúng nô đùa bằng sự hiếu kỳ và thử mọi thứ có thể để cố gắng hiểu thế giới. Chính niềm vui lớn lao khiến chúng dùng tay, miệng, mắt, tai để học về mọi thứ, cho dù đó là quan sát những chú bướm hay cách chồng lon. Chúng bị thúc đẩy từ bên trong ở cấp độ cao.
Tuy nhiên, khi lớn chúng dần thay đổi: mong muốn tìm kiếm những thách thức và sự mới lạ giảm dần. Từng chút một, chúng ngừng tôi luyện kĩ năng của mình. Vậy điều gì đã xảy ra với động lực trước đây của chúng?
Động lực nội tại dần dần mất đi khi con người phải sống trong một thế giới mà cái gì cũng phụ thuộc vào động lực ngoại lai - như được diễn tả trong thí nghiệm nhà trẻ mà lũ trẻ được dặn vẽ một bức tranh. Một số trẻ được hứa sẽ nhận được chứng chỉ khi hoàn thành bức vẽ, trong khi những đứa khác thì không. Khi cả hai nhóm được yêu cầu tập vẽ lần nữa (lần này thì không nhóm nào được đứa sẽ có thưởng), những đứa trước đây được nhận giấy chứng nhận không còn muốn vẽ nữa, trong khi đó những đứa không nhận được bất cứ sự ghi nhận nào thì vẫn tiếp tục vẽ chơi.
Tấm giấy chứng được hứa trước khi vẽ đã phá hủy động lực nội tại của chúng: lũ trẻ chỉ muốn vẽ vì phần thưởng. Đi theo mẫu hình này, phần thưởng kiểu nếu thì dần dần xóa bỏ động lực làm việc bên trong của chúng.
Khi còn nhỏ, chúng ta bị thúc đẩy bởi ham muốn học hỏi, khám phá, giúp đỡ người khác từ bên trong. Nhưng khi lớn, ta bị chính xã hội của mình lập trình để cần các động lực ngoại lai: nếu muốn ta đổ rác, học hành chăm chỉ, và làm việc không mệt mỏi, ta cần phải được khen ngợi, điểm cao hay lương nhiều. Dần dần, ta mất ngày càng nhiều động lực nội tại của mình. Trên con đường trở thành người lớn, lòng hiếu kì của ta ngày càng giảm dần.