Khi về già, mọi người bắt đầu xem xét thứ gì là quan trọng nhất trong đời họ và hỏi mình đã đạt được điều gì. Nhưng điều gì đã khiến họ làm việc và tại sao họ làm việc họ làm?
Để trả lời câu hỏi này, các nhà tâm lý đã khám phá cuộc tìm kiếm ý nghĩa ở những người trẻ. Họ hỏi các sinh viên cao học tại Đại học Rochester về mục đích sống của mình. Trong khi một số gọi tên cá mục tiêu kiếm tiền ngoại lai, và muốn già, nổi tiếng, một số khác liệt kê các mục tiêu nội tại có ý nghĩa hơn: như phát triển cá nhân và giúp đỡ người khác, ví dụ thông qua làm việc cho các tổ chức cứu trợ quốc tế.
Một vài năm sau, các nhà nghiên cứu phỏng vấn chính những người tham gia đó xem họ đã tiến triển đến đâu. Những người có mục tiêu kiếm tiền không thỏa mãn hơn, cho dù đã đạt được cấp quản lý ở các công ty lớn. Ngược lại, họ còn thường xuyên bị khủng hoảng và lo lắng hơn những sinh viên đặt ra các mục tiêu có ý nghĩa. Nhóm sau nói rằng họ sống hạnh phúc hơn với những mục tiêu đó và hiếm khi có vấn đề tâm lý.
Đặt mục tiêu thay đổi bản thân và xã hội là động lực lành mạnh và thỏa mãn hơn nhiều. Với ngày càng nhiều người, có những mục tiêu ý nghĩa là trở thành kim chỉ nam của họ. Ta ngày càng cam kết bản thân mình với các hoạt động theo ý thích, kể cả có không được trả tiền.
Có 1 mục tiêu to lớn trong đầu cũng mang lại cảm hứng và thúc đẩy hành động hơn là chỉ muốn làm gì. Thay vì cố gắng kiếm được nhiều lợi nhuận nhất, những người theo đuổi ý nghĩa của đời mình muốn làm gì đó cho xã hội - điều cũng mang lại sức mạnh cho bản thân họ.
Các kết quả từ các nghiên cứu cũng cho thấy điều này: hạnh phúc của nhân viên tăng lên ở các công ty có một phần ngân sách được quyên góp cho các quỹ từ thiện. Và các bác sỹ cũng bớt kiệt sức hơn nếu họ có thể dùng 1 ngày/ 1 tuần để nói chuyện với các bệnh nhân hay đi khám từ thiện.