Thứ Hai đến rồi bạn ơi! CHẠY NGAY ĐI!!!
Thứ Hai đến rồi bạn ơi! CHẠY NGAY ĐI!!!
“Thứ Hai là ngày đầu tuần, bé hứa cố gắng chăm ngoan…”

Tuy nhiên, sự thật là chẳng có “bé” nào chăm ngoan hết. Chúng ta chán ghét thứ Hai khủng khiếp. Vì sao ư? “Mình thích thì mình ghét thôi”.

Nhưng thực ra, có những lí do rất cụ thể (và khoa học) về “hội chứng” này.

 

Thứ hai là ngày không thể tiếp tục “ngủ nướng”

 

Kết quả hình ảnh cho scream

Thống kê của các nhà khoa học cho hay, phần lớn con người thiếu ngủ trong suốt thời gian từ thứ Hai tới thứ Sáu. Vì vậy, chúng ta có xu hướng ngủ bù vào hai ngày cuối tuần. Điều đó hoàn toàn không phải một ý kiến hay. Một thí nghiệm tiến hành trên 16 tình nguyện viên đã chứng minh nhận định ấy.

Theo đó, kết quả xét nghiệm nội tiết tố và nước bọt của tình nguyện viên cho thấy, việc ngủ thêm 1 -2 giờ vào cuối tuần sẽ làm đồng hồ sinh học của chúng ta lệch đi khoảng 45 phút. 

Vì vậy, khi ngủ dậy vào sáng thứ Hai và bắt đầu công việc của một tuần, cơ thể chưa kịp thích nghi với nhịp sinh học mới, gây nên tình trạng mệt mỏi, khó chịu và bực mình.

 

Thứ Hai là ngày "tám" chuyện

 

Kết quả hình ảnh cho sick cat cartoon

Lý do khiến hầu hết mọi người không ưa thứ hai vì hiệu suất công việc vào ngày này thường thấp nhất trong tuần, mà nguyên nhân chính là ảnh hưởng thói quen có từ xa xưa của tổ tiên loài người.

Theo đó, người tối cổ sinh sống trong các bộ tộc. Mục tiêu đầu tiên khi ấy là giao tiếp, kết nối với nhau trước khi bắt đầu làm việc, đi săn. Vì vậy, sau một cuối tuần nghỉ ngơi bên bạn bè, người thân, chúng ta có xu hướng muốn tìm lại cảm giác hòa nhập trong công việc. Nói như giáo sư Gardner, "Chúng ta muốn trở thành một phần của tập thể trước khi bắt đầu công việc bình thường". 

Vì vậy, con người thích "tám chuyện" vào thứ Hai và do đó, hiệu suất công việc thường giảm đi đáng kể trong ngày đầu tiên của tuần mới.

 

 

Thứ Hai là ngày của những vấn đề về sức khỏe

 

 Hình ảnh có liên quan

Một nghiên cứu của tiến sỹ Brian Wansink, Đại học Cornell chỉ ra rằng tỷ lệ người tăng cân vào thứ Hai lên đến 59%. Trải qua những ngày nghỉ cuối tuần mà hầu như không phải lo nghĩ chuyện bài vở, việc bạn tăng thêm một chút về khối lượng cũng không phải là điều khó hiểu.

Không chỉ vậy, bạn sẽ còn phải đối mặt với việc tăng huyết áp và những mối nguy hại cho tim như đột quỵ. Theo nghiên cứu của Morgan Johnson - tác giả một nghiên cứu đăng trên tờ “ American Journal of Preventive Medicine”, số lượng người tìm kiếm về cách chữa bệnh trên mạng vào thứ Hai cao hơn hẳn những ngày còn lại trong tuần.

Tuy nhiên, những dấu hiệu cho thấy bạn gặp những vấn đề về sức khỏe thường không được thể hiện rõ ra bên ngoài nên ta thường không có cách ngăn chặn và để chúng biến thứ Hai thành ngày bị tẩy chay nhiều nhất. 

 

 

Thứ Hai là ngày khiến con người "xấu xí" nhất

 

 Kết quả hình ảnh cho ugly cat cartoon

Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy phụ nữ nước này tự thừa nhận mình xấu nhất vào thứ Hai. Cụ thể, 46% phụ nữ Mỹ cảm thấy hồi hộp và lo lắng khi ngắm mình trong gương vào sáng đầu tiên trong tuần. Nguyên nhân được cho là do những bữa tiệc, vui chơi thả ga cuối tuần khiến nhan sắc của phần lớn chúng ta suy giảm vào thứ Hai.

Mặt khác, thống kê của các nhà nghiên cứu cũng cho thấy, con người có xu hướng muốn thay đổi bản thân (tập thể dục, ăn kiêng...) nhiều hơn vào thứ Hai. Đây là điều tốt nhưng cũng gây ra phản ứng tiêu cực: đó là thay đổi đồng nghĩa với việc chúng ta cảm thấy tự ti và xấu hổ về chính mình ở thời điểm hiện tại.

 

Thứ Hai là "ngày chán việc"

 

 Kết quả hình ảnh cho boring cat cartoon

Theo thống kê của Gallup, 70% những người được hỏi tuyên bố rằng họ ghét làm việc vào ngày thứ Hai. Các nhà tâm lý học cho biết, điều này có nguyên nhân từ tâm trạng căng thẳng, lo âu và thậm chí là trầm cảm xuất hiện vào đêm Chủ nhật ở phần lớn chúng ta.

Hệ quả là năng suất công việc của phần đông mọi người thường giảm mạnh vào thứ Hai và chỉ bắt đầu trở lại vào ngày kế tiếp. Đó cũng là lý do vì sao hơn 37% các thư từ liên quan tới công việc thường được gửi vào ngày thứ Ba chứ không phải đầu tuần.

 

Nguồn : Mental Floss, The Atlantic, The New York Times

 

Tags: