Tự nhận diện cách tiêu tiền của bạn: 6 kiểu tính cách tài chính theo tâm lý học, bạn là kiểu người nào?
Tự nhận diện cách tiêu tiền của bạn: 6 kiểu tính cách tài chính theo tâm lý học, bạn là kiểu người nào?
Các nhà tâm lý học thường sử dụng khái niệm “tính cách tài chính” nhằm khám phá mối quan hệ tình cảm giữa con người với tiền bạc và cũng để hiểu rõ hơn ảnh hưởng của nó đến các quyết định tài chính của chúng ta.
Gác Lại Âu Lo - Tự Do Tài Chính
(5 lượt)

TÍNH CÁCH TÀI CHÍNH THỨ 1: CÔ NÀNG HOANG PHÍ

 

Phương châm: Khi mọi việc trở nên khó khăn, hãy đi mua sắm.

Đây có thể là bạn, nếu: Bạn thuộc lòng ba con số ở mặt sau của thẻ vì mua sắm trực tuyến quá nhiều. 

Đặc điểm tính cách: Đối với kiểu cô nàng hoang phí, tiêu tiền thường gắn liền với việc nâng cao lòng tự trọng. Họ tin rằng việc mua những bộ váy hàng hiệu, đôi giày thể thao hay đồ điện tử mới nhất sẽ mang lại hạnh phúc và họ hoàn toàn hưởng thụ việc tiêu tiền, nhưng niềm vui thường  không kéo dài lâu. Họ cũng có thể cảm thấy tội lỗi hoặc xấu hổ sau khi mua sắm. (Nhân tiện, điều này không chỉ ảnh hưởng đến phụ nữ – mà cũng có thể là anh chàng hoang phí!) 

Mức chi tiêu cao cũng có thể xuất phát từ điều mà các nhà tâm lý học gọi là “nỗi lo về địa vị” – ám ảnh việc so sánh bản thân với người khác và sợ bị người khác đánh giá. Tôi từng gặp một giáo viên thực tập tại một sự kiện về tiền bạc, người này đã vét sạch tiền trong thẻ tín dụng để mua những món quà xa xỉ cho bạn bè ở trường đại học, những người có thu nhập cao hơn vì lo sợ họ sẽ nghỉ chơi với cô. Cô là một người phụ nữ đáng yêu - nhưng khoản nợ chồng chất là biểu hiện cho sự tự ti của cô.

Những cảm giác không thỏa đáng này có thể xuất phát từ sự cô đơn hoặc thiếu tự tin – nhưng điều đó không có nghĩa là tiêu nhiều tiền sẽ khiến bạn hạnh phúc hơn.

Dù cho điều gì đang thúc đẩy cô bắt buộc phải chi tiêu, thì cô nàng hoang phí cũng đang đánh đổi hạnh phúc trong tương lai bằng cách rút tiền tiết kiệm và tạo ra các khoản nợ không thể chi trả.

Một thói quen về tiền bạc có thể giúp ích cho kiểu cô nàng hoang phí: Đơn giản là – lập ngân sách. Nếu không giới hạn chi tiêu của mình, bạn sẽ phải nhận trái đắng. Đặt mục tiêu tiết kiệm hữu hình có thể giúp cô nàng gắn việc tiết kiệm với mục đích cụ thể, trì hoãn ham muốn hơn là tạm dừng nó vô thời hạn. Và nếu bạn đang chi tiêu để “tưởng thưởng” cho bản thân (có lẽ là vì đã làm việc chăm chỉ?), hãy tìm các phần thưởng không cần dùng tới hoặc dùng rất ít tiền để làm việc đó.

 

 

TÍNH CÁCH TÀI CHÍNH THỨ 2: YOLO 

 

Phương châm: Bạn chỉ sống một lần trên đời.

Đây có thể là bạn, nếu: Bạn đã từng thốt lên “xả láng đê” không chút mỉa mai.

Đặc điểm tính cách: Những người sống theo kiểu yolo sẵn sàng chấp nhận rủi ro lớn để làm giàu nhanh chóng, dù có thể bị phá sản trong chốc lát. Điều này có thể bắt nguồn từ sự vô vọng nhiều hơn là sự liều lĩnh. Giá bất động sản quá đắt, khoản nợ khổng lồ thời sinh viên, chi phí sinh hoạt ngày càng tăng - phản ứng của những người theo kiểu yolo với tất cả những vấn đề này có thể là: “Cố gắng tiêu pha hợp lý có ích lợi gì?” 

Những cảm giác không thỏa đáng này rất dễ khiến họ liên tưởng quyền bạc với quyền lực, địa vị và uy tín. Nếu kiếm được bất kỳ khoản tiền nào, họ thường tiêu vào những món đồ mà họ cho là thể hiện rõ ràng mức độ giàu có và năng lực của mình. 

Họ thường áp dụng phương pháp “có tất cả hoặc không có gì” đối với rủi ro đầu tư, đặt cược lớn vào tiền điện tử và các giao dịch cổ phiếu đơn lẻ. Những người kiểu yolo không gặp vấn đề gì về tiền bạc, nhưng họ dễ bị áp lực từ bạn bè. Mặc dù có thể khoe khoang về lợi nhuận đầu tư trên mạng xã hội, nhưng họ ít khi thừa nhận mình đã thua lỗ và trong thâm tâm, họ thấy những chuyện này thật khó giải quyết.

Một thói quen về tiền bạc có thể giúp ích cho những người kiểu yolo: Hạn chế rủi ro. Họ dễ cho rằng mình là những nhà đầu tư khá khôn ngoan nhưng kết quả lại do may mắn nhiều hơn là phán đoán. Hãy hạn chế rủi ro trong danh mục đầu tư và bỏ thêm thời gian để tìm hiểu về những điều cơ bản. Lương hưu có thể thú vị hơn bạn nghĩ và bất kỳ ai ngồi trên tàu lượn siêu tốc mang tên đầu tư đều cần một tấm thảm hạ cánh khẩn cấp bằng tiền mặt. 

 

 

TÍNH CÁCH TÀI CHÍNH THỨ 3: YÊU TINH

 

Phương châm: Tiền bạc của tôi!

Đây có thể là bạn, nếu: Bạn thích thú với việc tiết kiệm tiền hơn là chi tiêu.

Đặc điểm tính cách: Người kiểu yêu tinh về cơ bản là những kẻ tần tiện. Như thể có khả năng tiết kiệm bẩm sinh, họ rất giỏi tiết kiệm tiền. Họ thích đếm kho báu của mình và có xu hướng ám ảnh với tiền bạc. Điều này xuất phát từ việc họ liên tưởng chặt chẽ tiền bạc tới sự an toàn - có thể trong quá trình lớn lên, họ không dư dả. Tuy nhiên, người kiểu yêu tinh  hó chấp nhận rủi ro trong đầu tư. Họ để dành tiền tiết kiệm trong tài khoản – thứ có nguy cơ bị lạm phát cao nuốt chửng. Họ không muốn chấp nhận rủi ro – nhưng việc không chấp nhận rủi ro đôi khi có thể trở thành rủi ro lớn hơn.

Người kiểu yêu tinh quá tập trung vào việc kiếm tiền, họ làm việc miệt mài để kiếm nhiều tiền hơn, đến nỗi ít có thời gian để thực sự tận hưởng thành quả lao động của mình. Nếu họ hẹn hò với một người không phải kiểu yêu tinh, rất có thể sẽ xảy ra mâu thuẫn.

Một thói quen về tiền bạc có thể giúp ích cho người kiểu yêu tinh: Hãy để bản thân tận hưởng thành quả lao động của mình. Bạn sẽ cảm thấy việc chi tiêu và đầu tư dễ dàng hơn nếu lập kế hoạch về dòng tiền để chứng minh rằng bạn có đủ ngân sách.

 

 

TÍNH CÁCH TÀI CHÍNH THỨ 4: NÔ LỆ CỦA BẢNG TÍNH

 

 

Phương châm: Nếu thất bại trong việc lập kế hoạch, bạn chắc chắn sẽ thất bại.

Đây có thể là bạn, nếu: Bạn từng nằm mơ thấy bảng tính Excel.

Đặc điểm tính cách: Nổ lệ của bảng tính không sợ hãi chạy theo những con số, họ coi tiền như một công cụ – một thói quen tiền bạc mà tất cả chúng ta nên học hỏi! Là những nhà hoạch định cẩn thận, họ cảm thấy thoải mái khi sử dụng công nghệ để nhìn nhận các số liệu và tiến về phía trước, đồng thời, họ giám sát dữ liệu tài chính rất tỉ mỉ. Kỹ năng lập ngân sách của họ rất mạnh, họ có thể dành ra một khoản “chi tiêu không có kế hoạch” để dự phòng cho bất kỳ tình huống nào không lường trước được. Nhưng trong một số trường hợp, những khoản này có thể bù đắp cho sự thiếu kiểm soát ở các lĩnh vực khác trong cuộc sống của họ.

Xu hướng suy nghĩ quá nhiều và việc lên kế hoạch cho từng đồng xu cuối cùng có thể khiến họ gặp khó khi phải đối phó với hậu quả bất ngờ. Giống như yêu tinh, những người bị ám ảnh với bảng tính bị ràng buộc chặt chẽ với ý thức về giá trị bản thân – nhưng sự giàu có thực sự không chỉ là tiền bạc (chúng ta cũng cần đầu tư vào sức khỏe, tình bạn và các mối quan hệ khác). 

Một thói quen về tiền bạc có thể giúp ích cho nô lệ bảng tính: Đừng bỏ qua bức tranh toàn

cảnh. Việc quá tập trung vào các chi tiết có thể khiến bạn quên mất mục tiêu lớn hơn. Kế hoạch lập ra là để được điều chỉnh. Bạn là người kiểm soát tiền bạc hay tiền  bạc đang kiểm soát bạn? Hay nói cách khác – liệu bạn có đang tập trung quá mức vào tiền bạc mà quên mất mình cũng cần được xả hơi? 

 

 

TÍNH CÁCH TÀI CHÍNH THỨ 5: KẺ LƯỠNG LỰ

 

Phương châm: Có. Ý tôi là không. À mà có! (Có lẽ thế.)

Đây có thể là bạn, nếu: Bạn luôn ở trong tình trạng lo lắng về tiền bạc.

Đặc điểm tính cách: Mọi người đều có những nỗi lo về tiền bạc – và việc phải sống dựa vào nguồn thu nhập thấp là một thực tế của cuộc sống, hơn là một đặc điểm tính cách. Nhưng ngay cả khi có sẵn một số tiền trong túi, những người lưỡng lự vẫn có thể gặp khó khăn khi đưa ra các quyết định tài chính – tình trạng này có thể bắt nguồn từ sự thiếu tự tin hoặc đơn giản là họ bị choáng ngợp vì các thuật ngữ tài chính.

Thông thường, việc sợ đưa ra quyết định sai lầm có nghĩa là cuối cùng, họ không đưa ra  được quyết định nào – điều này có thể khiến họ phải trả giá về lâu dài.

Những người lưỡng lự có thu nhập cao hơn thường loay hoay với các khoản đầu tư và phản ứng cảm xúc của họ có thể khiến họ đưa ra những quyết định vội vàng và tốn kém (chẳng hạn, đặt lệnh bán khi giá trị của khoản đầu tư sụt giảm). Giao dịch quá mức danh mục đầu tư (bán vào và bán ra) cũng có nghĩa là bạn đang phải trả phí đầu tư nhiều hơn mức cần thiết.

Một thói quen về tiền bạc có thể giúp ích cho kẻ lưỡng lự: Cố gắng tập trung vào những gì bạn có thể kiểm soát hơn là những gì không thể. Việc tâm sự với người khác về nỗi lo và để nỗi sợ hãi lên tiếng thực sự có thể giúp ích − và trao đổi với một nhà lập kế hoạch tài chính chuyên nghiệp có thể là một khoản đầu tư khôn ngoan. 

 

 

TÍNH CÁCH TÀI CHÍNH THỨ 6: KIỂU ĐÀ ĐIỂU

 

Phương châm: Tôi vùi đầu vào cát.

Đây có thể là bạn, nếu: Bạn luôn thầm cầu nguyện mỗi khi phải rút thẻ để thanh toán. 

Đặc điểm tính cách: Có nhiều yếu tố cảm xúc khiến các hành vi của họ giống như đà điểu. Họ gặp khó khăn khi nói đến tiền bạc hoặc con số, điều này có thể xuất phát từ trải nghiệm không  tốt trong những tiết toán học ở trường. Họ có thể phủ nhận tình hình tài chính của mình khi đang vật lộn với các vấn đề khác trong cuộc sống, cảm thấy xấu hổ vì những sai lầm tài chính đã mắc phải và quá ngại ngùng để tìm  kiếm sự giúp đỡ. Đà điểu có thể đã gặp một số rủi ro về tài chính, như bị lừa đảo rồi đánh mất sự tự tin. Hoặc họ có thể phụ thuộc vào người yêu hoặc thành viên trong gia đình để giúp xử lý mọi vấn đề liên quan đến tiền bạc và không biết rõ về tình hình tài chính thực sự của mình.

Thật sự, nhiều kiểu đà điểu biết rằng việc không kiểm soát được tài chính sẽ phải trả giá – từ bị phạt do trả nợ muộn đến mất cơ hội kiếm tiền. Nhưng nỗi sợ của họ khi  đối mặt với tiền bạc lớn hơn nỗi sợ bị phạt.

Một thói quen tài chính có thể giúp ích cho người kiểu đà điểu: Tiến từng bước một. Xử lý các vấn đề về tiền bạc có thể khiến bạn bị choáng ngợp. Vì vậy, không nên cố gắng giải quyết tất cả mọi thứ cùng lúc – điều đó sẽ khiến bạn muốn vùi đầu vào cát! Thay vào đó, hãy chọn một việc để giải quyết, đặt hạn chót và một phần thưởng cho việc hoàn thành nhiệm vụ. Điều này sẽ mang lại  sự tự tin để tiếp tục với vấn đề tiếp theo. Nếu bạn vẫn cảm thấy sợ hãi, liệu có một người cùng kiểu trong cuộc sống có thể trở thành bạn đồng hành của bạn không? 

Chúng ta đã xác định được một số phản ứng cảm xúc phổ biến đối với tiền bạc, hy vọng việc gắn nhãn cho chúng sẽ giúp chúng ta suy nghĩ một cách khách quan hơn. Điều này có thể giúp việc nói chuyện về tiền bạc với người yêu hoặc bạn thân trở nên dễ dàng hơn. Bạn có thể cảm thấy mình 50% là yêu tinh, 40% là nô lệ bảng tính và 10% là cô nàng hoang phí (nhưng vẫn có những ngày bạn cảm thấy mình như đà điểu!).

Tự hào là một cảm xúc đắt đỏ. Những vấn đề về tiền bạc thường trở nên tồi tệ hơn nếu chúng ta chọn cách lờ chúng đi. Không có gì đáng xấu hổ khi tìm kiếm giúp đỡ. Tác giả Claer Barrett đã đề xuất rất nhiều nguồn hỗ trợ (miễn phí) và lời khuyên trong cuốn sách “Gác lại âu lo - Tự do tài chính”. Cuốn sách sẽ đồng hành cùng bạn trên con đường tìm hiểu cách những thói quen giúp bạn có được một cuộc sống tốt hơn.

Điều quan trọng là phát triển ý thức về những đặc điểm này, tiếp cận một cách lý trí hơn và đặt câu hỏi: “Chuyện gì có thể xảy ra nếu tôi làm khác đi?”

Để bắt đầu làm điều đó, bạn chỉ cần có trong tay cuốn sách này!

Tags: