Dưới đây là bài chia sẻ quan điểm của Gabriella Page-Fort trên trang Lit Hub về thực trạng đọc sách ở Mỹ hiện nay.
Chúng ta đang sống trong một thế giới toàn cầu hoá, nhưng hầu hết những gì chúng ta đọc và xem lại đều là do các tác giả trong nước tạo ra. Chúng ta ỷ vào việc mình là cường quốc văn hoá, đất nước nổi tiếng với các nhân vật trong phim của Disney, các ngôi sao âm nhạc, điện ảnh… và hiếm khi suy nghĩ đến lý do vì sao quá ít sản phẩm nhập khẩu từ các nước khác có thể tạo thành cơn sốt ở Mỹ. Tuy nhiên, ý tưởng thì không có giới hạn, các câu chuyện chúng ta yêu thích có thể đến từ bất cứ đâu và làm hài lòng mọi người ở khắp mọi nơi. Chúng ta có thể hiểu được vị trí của chúng ta khi ta dành thời gian tìm hiểu về thế giới. Các tác phẩm dịch là một cách tuyệt vời để gặp gỡ những người hàng xóm xa xôi của chúng ta. Như nhà thơ Nigeria Ben Okri nói: “Bạn biết đó, các câu chuyện có thể xoa dịu nỗi đau. Chúng có thể khiến trái tim bạn rộng mở”.
Tại sao người Mỹ không dành thời gian để trải nghiệm nhiều câu chuyện ở các nước khác? Cơ sở dữ liệu ba phần trăm của Chad Post cho biết, chỉ có 633 tiểu thuyết và thơ ca được dịch sang tiếng Anh vào năm 2016, UNESCO xuất bản chưa đến 1% trong số khoảng 300.000 cuốn sách mới ra mắt. Hơn 40% những cuốn sách đó đến từ Tây Âu. Chúng ta gần như không biết phần còn lại của thế giới đang đọc những nội dung gì.
Điều này hoàn toàn đối lập với tiếng Đức. Nhờ đầu tư mạnh mẽ vào trao đổi văn hoá thông qua các chương trình nghệ thuật do chính phủ hỗ trợ như mở cửa Viện Goethe, tổ chức hội chợ sách lớn nhất thế giới ở Frankfurt, Đức đang dẫn đầu ngành công nghiệp xuất bản sách của cả tác giả trong và ngoài nước: vào năm 2016, 9.882 tác phẩm dịch mới ra mắt đã được xuất bản ở Đức, 13,6% những ấn phẩm mới cũng đã được nhắc đến trong báo cáo “Các cuốn sách và ngành công nghiệp sách trong năm 2017” của hội chợ Frankfurter Buchmesse. Theo thống kê của UNESCO, những cuốn sách nước ngoài được dịch sang tiếng Đức nhiều nhất là của J.K. Rowling và Jojo Moyes. Các tác phẩm của họ luôn dẫn đầu ở nhiều danh sách sách bán chạy nhất ở Mỹ và Đức nhưng hiếm tác giả Đức nào lọt vào vị trí hàng đầu ở Mỹ. Tại sao Mỹ lại duy trì sự mất cân bằng như vậy?
Với tư cách là một biên tập viên mảng văn học quốc tế, tôi thường xuyên đặt ra câu hỏi này. Mọi người kể với tôi rằng, người Mỹ không đếm xỉa đến các nền văn hoá khác; họ có quá nhiều cuốn sách tiếng anh vĩ đại, đủ khiến họ cảm thấy bận rộn khi muốn đọc hết chúng và chính việc được xem là cường quốc văn hoá khiến người Mỹ mù mờ với văn hoá của nhiều quốc gia khác. Các nhà xuất bản ở Mỹ không hào hứng với sách dịch vì họ ngại hao tốn thời gian, tiền bạc và việc liên lạc giữa nhiều bên trở nên phức tạp hơn nhiều so với việc xuất bản sách của tác giả trong nước hoặc bởi vì các biên tập viên người Mỹ không biết thêm bất kỳ ngoại ngữ nào ngoài tiếng mẹ đẻ. Đây là điểm khác biệt lớn so với biên tập viên ở các quốc gia khác. Các thống kê về số lượng ấn phẩm được xuất bản và nhu cầu thưởng thức các tác phẩm nước ngoài cũng cho thấy một sự thật rằng, tại Trung Quốc, năm cuốn sách bán chạy nhất trong năm 2017 đều là sách dịch (bao gồm tác phẩm của nhà văn Nhật Keigo Higashino và tác giả người Mỹ gốc Afghanistan Khaled Hosseini). Trong khi đó, 5 cuốn sách được độc giả đón đọc nhiều nhất ở Mỹ lại đều do các tác giả Mỹ sáng tác. Và đây là lúc độc giả Mỹ có quyền thay đổi xu hướng này.
Áo, một quốc gia nhỏ bé nhưng ngành công nghiệp xuất bản của họ lại có quy mô lớn thứ năm trên thế giới, sở hữu trong mình một nhóm độc giả đặc biệt. Dù sinh sống ở đâu trên quốc gia này, họ đều thích đọc tất cả các thể loại sách.
Độc giả Mỹ không chỉ xa lạ với các tác gia người Đức mà còn cả các tác phẩm hoặc tác giả Tây Ban Nha như Cristina Campos, Bruno của Martin Walker, các tiểu thuyết kinh dị của Karin Slaughter, Donna Leon, những câu chuyện lãng mạn, huyền bí của Nalini Singh và những câu chuyện truyền cảm hứng của P. Strelecky. Danh sách các cuốn sách bán chạy nhất Der Spiegel của Đức cho thấy, các tác giả văn học quốc tế chiếm đa số nhưng người ta cũng nhận thấy sự đi lên của các tác giả Áo nổi tiếng thế giới như Robert Seethaler với tác phẩm The Field (Cánh đồng) và The History of Bees (tạm dịch là Lịch sử của những con ong) của Norwegian Maja Lunde (xuất bản vào năm 2017 bằng tiếng Anh do Diane Oatley chuyển ngữ) cùng với các tác giả viết về những nội dung hài hước và tội phạm như Harlan Coban, Haruki Murakami và chủ nhân đoạt giải thưởng của Pháp, Laetitia Colombani.
Các bài học lịch sử mang đến cho chúng ta câu trả lời như sau: ảnh hưởng văn hoá là chính sách đối ngoại chính thức ở cả Áo và Đức. Các học viện văn hoá như Trung tâm Văn hoá Áo (từng có tên gọi là Viện Áo) với 29 diễn đàn trên khắp thế giới, đặc biệt nhấn mạnh đến sự kết nối giữa văn hoá và quyền con người, Viện Goethe có tới 159 văn phòng ở 98 quốc gia thường tổ chức các sự kiện và ghé thăm các tác giả, được khởi xướng từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai nhằm kết nối với cộng đồng người nhập cư. Các tác giả đương đại tại thời điểm đó như Thomas Bernhard và Franz Kafka đều góp phần tạo dựng một nền văn học chất lượng cao. Mỗi độc giả đều hiểu cặn kẽ về những rủi ro nghiêm trọng của chủ nghĩa cách ly và tính cấp bách của việc trao đổi ý kiến xuyên biên giới. Cho đến ngày nay, độc giả người Đức đang dẫn đầu thế giới về việc đọc các sách dịch.
Bravo ở Giải thưởng Sách Quốc gia thuộc Quỹ Sách Quốc gia, một tổ chức của Mỹ, gần đây đã giới thiệu về một giải thưởng mới công nhận các tác phẩm dịch thuật. Trên cương vị Giám đốc điều hành, Lisa Lucas giải thích rằng: “Đây là cơ hội để chúng ta chứng minh sách dịch có khả năng gây ảnh hưởng đến mức độ nào. Chúng ta càng ít biết về phần còn lại của thế giới, chúng ta càng tồi tệ”. Các giải thưởng này sẽ giúp độc giả biết đến và tìm đọc nhiều cuốn sách hay. Các cuốn sách đó có thể tốt cho bạn nhưng chúng cũng chỉ là một hình thức giải trí. Độc giả có thể quan tâm đến những sách dịch như Nhà giả kim của Paulo Coehlo, tác phẩm đang rất được ưa chuộng Millenium Trilogy của Stieg Larsson và nhiều tác phẩm kinh điển dành cho trẻ em như Everybody Poops của Tarō Gomi.
Chúng ta cảm thấy dễ dàng hình dung đến một thế giới từ bi hơn, nơi giáo dục mang con người đến gần nhau và trao cho chúng ta quyền tìm đến nhau thông qua nghệ thuật. Tôi nghĩ rằng, toàn cầu hoá sẽ dẫn chúng ta đến sự thống nhất về văn hoá.
Theo Lit Hub
Minh Phương