Sức mạnh của việc tập trung vào những gì bạn có dưới góc nhìn tâm lý học
Sức mạnh của việc tập trung vào những gì bạn có dưới góc nhìn tâm lý học
Bạn đã bao giờ thấy rằng mình càng than phiền – và khi càng đọc và nghe người khác phàn nàn – thì càng dễ gặp những vấn đề gây khó chịu? Mặt khác, bạn có bao giờ thấy rằng mình càng cảm thấy biết ơn thì càng thấy nhiều điều cần trân trọng không?
Tư Duy Tối Giản - Hiệu Quả Tối Ưu
(8 lượt)

Tác giả người Pháp, Guy de Maupassant, kể câu chuyện về một Maître Hauchecorne, một người đàn ông siêng năng cố gắng trở thành một thành viên xuất sắc trong cộng đồng -  nghĩa là, cho đến khi ông bị buộc tội sai về một hành động mà ông làm. Tội lỗi đó là nhặt chiếc ví của một người nào đó đánh rơi trên vỉa hè (trên thực tế, đó là một cái vòng) và  không trả lại. Ông vô tội, nhưng tin đồn lan truyền qua nhiều nhà hàng xóm, và ngay sau đó mọi người trong thị trấn nơi ông sống bắt đầu phán xét ông một cách khắc nghiệt. Họ bắt  đầu đối xử với ông theo cách khác. Nói tóm lại, họ tẩy chay ông.

Ông có thể bỏ qua điều này. Ông có thể tha thứ cho những người buộc tội vì đã từ chối nghe câu chuyện từ phía ông. Ông có thể lặng lẽ cho phép họ nhận lỗi, lấy niềm an ủi vì lương tâm ông trong sáng. Và, khi làm như vậy, ông có thể vẫn tiếp tục có ích và cần cù phục vụ cộng đồng như đã dự định ban đầu.

Tuy nhiên, ông không thể buông bỏ nó. Ông bị ám ảnh. Ông mệt mỏi vì nó. Nó ăn mòn ông, làm ông ốm yếu, và cuối cùng giết chết ông. Trái tim ông vô cùng tức giận và phẫn nộ trước sự bất công này, và nó không có chỗ cho sự tha thứ. Ngay cả khi nằm hấp hối trên giường bệnh, mê sảng và mệt mỏi, người ta vẫn nghe thấy ông lẩm bẩm một cách cay đắng, “Chỉ là một cái vòng nhỏ. Chỉ là một cái vòng nhỏ.”

Khi trở thành nạn nhân của bất hạnh, thật khó để chúng ta không bị ám ảnh, than thở hoặc phàn nàn về tất cả những gì mình đánh mất. Trên thực tế, phàn nàn là một trong những điều dễ làm nhất. Nó quá dễ dàng nên nhiều người trong chúng ta làm điều đó liên tục: khi ai đó đến muộn để gặp chúng ta, khi hàng xóm của chúng ta quá ồn ào, khi không có chỗ đậu xe vào một ngày chúng ta đi muộn, khi chúng ta xem tin tức và rất nhiều việc khác.

Chúng ta đang sống trong một nền văn hóa phàn nàn có xu hướng bộc lộ sự phẫn nộ cao: đặc biệt là trên mạng xã hội, nơi dường như thường có vô vàn lời cằn nhằn và than vãn về những gì không hài lòng hoặc không thể chấp nhận được. Ngay cả khi không trực tiếp vướng vào vấn đề đó, nó vẫn có thể ảnh hưởng đến chúng ta. Với đủ sự phàn nàn dai dẳng khó chịu nghe được từ những người khác, chúng ta mắc phải căn bệnh ung thư cảm xúc. Chúng ta bắt đầu cho rằng có nhiều hơn những bất công trong cuộc sống của chính mình. Đó là những Stormtrooper đang chiếm lĩnh vùng đất giá trị trong tâm trí và trái tim của chúng ta. 

Bạn đã bao giờ thấy rằng mình càng than phiền – và khi càng đọc và nghe người khác phàn nàn – thì càng dễ gặp những vấn đề gây khó chịu? Mặt khác, bạn có bao giờ thấy rằng mình càng cảm thấy biết ơn thì càng thấy nhiều điều cần trân trọng không?

Phàn nàn là ví dụ điển hình của một điều gì đó “dễ dàng nhưng tầm thường”. Trên thực tế, đó là một trong những điều dễ dàng nhất để chúng ta làm. Nhưng những suy nghĩ độc hại như thế này, lại càng tầm thường, nhanh chóng tích tụ. Và càng nhiều không gian tinh thần bị chiếm giữ, chúng ta càng khó trở lại trạng thái tự nhiên.

Khi tập trung vào điều gì đó mà bạn biết ơn, hiệu quả sẽ đến tức thì. Nó ngay lập tức chuyển bạn từ trạng thái thiếu hụt (hối tiếc, lo lắng về tương lai, cảm giác bị bỏ lại) và đưa bạn vào trạng thái sẵn sàng (điều gì đang diễn ra đúng đắn, những tiến bộ nào bạn đang đạt được, tiềm năng nào tồn tại trong thời điểm này). Nó nhắc nhở bạn về tất cả các nguồn lực, tất cả tài sản, kỹ năng mà bạn có sẵn – vì vậy bạn có thể sử dụng để thực hiện dễ dàng hơn những việc quan trọng nhất.

Trong các hình tiếp theo, chúng ta có thể thấy rằng khi tập trung vào những gì chúng ta có, những thứ đó sẽ lan rộng.

Lòng biết ơn là một thứ xúc tác mạnh mẽ. Nó hạn chế nguồn sinh khí mà những cảm xúc tiêu cực cần để tồn tại. Nó cũng tạo ra một hệ thống tích cực, tự duy trì ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào nó được áp dụng.

Lý thuyết mở rộng và xây dựng trong tâm lý học đưa ra lời giải thích tại sao điều này lại như vậy. Cảm xúc tích cực mở ra cho chúng ta những quan điểm và khả năng mới. Sự cởi mở khuyến khích các ý tưởng sáng tạo và thúc đẩy các mối quan hệ xã hội. Những điều này thay đổi chúng ta. Chúng mở khóa các nguồn lực mới về thể chất, trí tuệ, tâm lý và xã hội. Chúng tạo ra “một đường xoắn ốc đi lên” để cải thiện khả năng đối phó với thử thách tiếp theo mà chúng ta phải đối mặt.

Những lợi ích không chỉ dừng lại ở chúng ta: khi bày tỏ lòng biết ơn với người khác, chúng ta thấy khuôn mặt của họ bừng sáng. Họ dường như bớt đi gánh nặng và mở lòng hơn. Một vòng lặp mang lại những hiệu quả tích cực.

- Trích sách: Tư duy tối giản, hiệu quả tối ưu

 

Tags: