Sống thế nào khi bị ghét: Phân biệt người phê bình và kẻ chỉ trích
Sống thế nào khi bị ghét: Phân biệt người phê bình và kẻ chỉ trích
Mặc dù ta chẳng làm gì khiêu khích người khác, thế mà vẫn có kẻ ghét cay ghét đắng ta; và đây là một trong những điều đáng quan ngại nhất ta phải gặp ít nhất một lần trong cuộc sống.

Do tác động từ công nghệ, chúng ta gặp phải vấn đề này ngày một thường xuyên hơn. Trước kia, “đối thủ” hay “kẻ thù” của ta chỉ dám mon men vùng lân cận giáp ranh; còn bây giờ thì chúng xuất hiện khắp mọi ngóc ngách trên hành tinh số. Trước kia, ta có thể từng một lần tò mò đọc xem người khác viết gì về mình trong nhật ký; còn giờ đây, ta trở thành nạn chân cho cám dỗ mang tên "Google tên mình", rồi lại bị vây quanh bởi những cảm xúc tiêu cực.

Bị người khác ghét có vẻ khá nghiêm trọng với 3 lý do chính sau:

  • Vì chúng ta dự cảm những mối căm ghét là khởi điểm cho hiểm nguy thực sự sau này
  • Vì chúng ta thấy những người hằn học mình cũng có ý đúng, và những lời tiêu cực của họ dù không mấy dễ chịu nhưng cũng giúp ta học được nhiều điều.
  • Và vì chúng ta hoàn toàn tin tưởng vào những trí tuệ căn bản, tư duy gãy gọn và độ sắc sảo của người tấn công mình.

Nhưng mỗi lý do trên không mấy trúng vấn đề. Ngày xưa, kẻ thù luôn rình rập chúng ta lúc nửa đêm, nên chẳng trách chúng ta lại luôn sốt sắng đến như vậy. Còn ngày nay, họ lại gần như không hề đụng chạm thể xác mà chỉ có thể làm tổn thương ta về mặt tinh thần mà thôi. Nhưng tâm trí ta như bị cố hữu bởi những người đi trước, không tài não ý thức được rằng ta là những các thể tự do, rằng ta không còn sống theo bộ lạc nữa. Ta hoàn toàn có thể phát triển độc lập ở những thành phố hiện đại rộng lớn hay ở chốn ít người lai vãng, và không hề nao núng trước những phán quyết nông cạn của những kẻ bình phẩm cục súc. 

Vì luôn rộng mở “đón chào” những lời nhận xét, ta luôn dễ bị tổn thương trước những lời nói nặng. Từ trong thâm tâm, ta biết rằng còn nhiều thứ cần học hỏi từ người khác nên ta hành động như một đứa học sinh vâng lời, luôn đón nhận lời góp ý từ những giáo viên nhân từ. Nhưng khả năng học hỏi đáng khen này lại thiếu một giới hạn cần thiết. Và cuối cùng, thật ngớ ngẩn làm sao khi ta để bản thân trần trụi trước những kẻ chẳng hề thực tâm màng tới việc ta thật tâm mong được học hỏi từ họ ra sao. Hãy hỏi người đó liệu có phải là vị quan tòa đủ tư cách phán xét mình hay không? Nếu ta hoảng loạn trước những lời ghen ghét, ta nên trấn tĩnh tâm trí với câu hỏi tối quan trọng: những lời công kích nhắm tới ta liệu có thực sự chính xác?

Nhưng ngay cả khi những lời chỉ trích kia là đúng đắn, chúng ta cũng không nên ngừng yêu thương bản thân mình chỉ vì những kẻ phán xét thấm đẫm mùi khinh miệt. Chúng ta nên phân biệt rõ ràng giữa "người phê bình" và "kẻ ghen ghét". Trong khi "người phê bình" kìm lại cảm xúc cá nhân và tranh luận đúng nghĩa thì "kẻ hay ghen ghét" chỉ dựa một phần mâu thuẫn và lợi dụng điểm này để lên án ta. Lời nhắc nhở tinh tế: “Cậu có lẽ hiểu sai vấn đề rồi” so với câu tuyên bố đầy thô lỗ: “Cậu đúng là ngớ ngẩn, vô lý hết sức” khác nhau một trời một vực. Vế đầu tiên còn ngụ ý rằng ai đó là một tâm hồn đáng quý nhưng, giống như bao người khác, lại lúng túng  khi gặp phải vấn đề phức tạp. Còn vế thứ hai lại đậm mùi chế giễu, khinh thường.

Từ đây ta có thể rút ra được kết luận: Ta không nên tin vào những lời chỉ trích tiêu cực của những kẻ hay ghen ghét, và có lẽ, họ cũng đã từng bị tổn thương trước những lời đó. Chứ ta không nên nghĩ rằng: họ có thể ác khẩu thật đấy nhưng họ sáng suốt, giống như một giáo viên hay cáu bẳn nhưng thông thái, luôn theo đuổi chân lý nhưng không may lại cộc cằn trong cách thể hiện. Nếu ai đó thực sự thông minh, sâu sắc và trưởng thành thì họ sẽ không chủ ý “hạ gục” thế giới nội tâm của mọi người. Ham muốn làm tổn thương người khác có lẽ bắt nguồn từ hệ suy nghĩ, phán xét bị bóp méo của những kẻ hay ghen ghét, và do đó họ nghĩ rằng họ có thể hủy hoại sự tự tin của người khác mà không hề gây ra hậu quả gì.

Mỗi người đã quá bận rộn trưởng thành theo những cách riêng, vì thế ta không nên trách móc ai. Cởi mở đón nhận lời phê bình là chìa khóa phát triển bản thân, nhưng chúng ta vẫn cần phân biệt rạch ròi giữa "người phê bình" và "kẻ hay ghen ghét". Chúng ta chỉ nên tập trung vào những khiếm khuyết của bản thân mình – nếu không thì hãy tha thứ cho những kẻ hay ghen tức, người luôn tìm mọi cách để “trừng phạt” ta vì những bất hạnh, những tổn thương chưa từng được giãi bày của họ.

Trạm Đọc

Theo The Book of Life