Nếu bạn gặp khó khăn khi ra khỏi giường vào buổi sáng thì hãy để Marcus Aurelius giúp bạn!
Nếu bạn gặp khó khăn khi ra khỏi giường vào buổi sáng thì hãy để Marcus Aurelius giúp bạn!
Theo Marcus Aurelius, việc tự hoàn thiện bản thân nên bắt đầu ngay từ khi bạn thức dậy. Tất nhiên điều này nói dễ hơn làm.
Marcus Aurelius Antoninus là hoàng đế của Rome từ năm 161 SCN cho đến khi ông qua đời vào năm 180. Là người cuối cùng trong Năm vị Hoàng đế Tốt, ông được chọn làm người thừa kế hoàng gia khi vẫn còn là một đứa trẻ. Khi lớn lớn, ông đã có ý tưởng về công việc tương lai của riêng mình, nhưng Aurelius lại bị cho nghỉ ở hệ thống trường công và được giáo dục tại nhà bởi các gia sư người Hy Lạp và các nhà triết học Khắc kỷ.

Đúng như dự đoán, nền giáo dục đẳng cấp thế giới này cuối cùng đã có ảnh hưởng tích cực đến cách Marcus Aurelius lãnh đạo. Không giống như nhiều hoàng đế khác, các  quyết định của ông được đưa ra không phải bởi lòng ham muốn, sự ghen tị hay lòng tham mà bởi sự hiểu biết sâu sắc của ông về luật pháp và logic. Thường được coi là hiện thân của “vua triết học” Plato, Marcus Aurelius luôn cân nhắc các lựa chọn của mình, chỉ hành động khi cảm thấy mình đã đưa ra quyết định đúng đắn.

Cuốn sách “Suy tưởng” mà Marcus Aurelius đã lưu giữ trong các chiến dịch quân sự của ông ở Trung Âu, có nội dung là uyển tập những câu cách ngôn về các chủ đề như sự ngắn ngủi của cuộc sống, sự chấp nhận bản thân và mối quan hệ giữa lý trí và cảm xúc… Thật vậy, Marcus Aurelius viết “Suy tưởng” không phải để khai sáng cho người khác mà để giúp bản thân gánh vác trách nhiệm đế quốc của mình. Xuyên suốt “Suy tưởng”, Marcus Aurelius không chỉ tự hỏi bản thân làm thế nào để trở thành một hoàng đế tốt hơn, mà còn đặt ra câu hỏi chung: ý nghĩa của việc trở thành một người người tốt là gì.

 

Marcus Aurelius không phải là người dậy sớm

 

Theo Marcus Aurelius, việc tự hoàn thiện bản thân nên bắt đầu ngay từ khi bạn thức dậy. Tất nhiên điều này nói dễ hơn làm. Là một con cú đêm trong một xã hội đi ngủ lúc hoàng hôn và thức dậy lúc bình minh, hoàng đế thường phải chật vật ra khỏi giường vào buổi sáng. Đối với đại đa số người La Mã, thức dậy không phải là một điều họ muốn. Người nghèo thành thị phải rời khỏi giường vì phải đi làm. Những người thuộc tầng lớp trung lưu, không thuộc lực lượng lao động, phải rời khỏi giường để gặp những khách hàng giàu có, những người có thể giúp họ duy trì lối sống không phải làm việc của mình. Còn những người khách hàng giàu có phải rời khỏi giường để tiếp đón những khách hàng trung lưu của họ.

Với tư cách là hoàng đế, Marcus Aurelius gần như là người duy nhất trong đế chế La Mã không phải làm gì cả. Nhiều người tiền nhiệm của ông, bao gồm cả Nero và Caligula, đã dành thời gian trị vì để trốn tránh các vấn đề quốc gia, lười biếng và làm rỗng kho bạc nhà nước. Tất cả những việc họ làm đều không gặp phải lời phản đối nào. Nếu Marcus Aurelius muốn nghỉ một ngày và tiếp tục ngủ thì cũng chẳng ai có thể ngăn cản ông làm điều đó.

Tuy nhiên, hoàng đế không có ngày nghỉ. Dù mệt đến đâu, ông vẫn luôn ra khỏi giường. Trong “Suy Tưởng”, ông tiết lộ cách ông tự động viên bản thân: 

“At dawn, when you have trouble getting out of bed, tell yourself: “I have to go to work — as a human being. What do I have to complain of, if I’m going to do what I was born for — the things I was brought into the world to do? Or is this what I was created for? To huddle under the blankets and stay warm?”

Tạm dịch: “Vào lúc bình minh, khi anh cảm thấy việc rời khỏi giường khó quá, hãy tự nhủ: ‘Tôi phải đi làm - vì tôi là một con người. Tại sao phải phàn nàn về những việc sinh ra là để dành cho tôi? Hay đây là mục đích tôi được sinh ra? Việc rúc vào chăn và giữ ấm ấy?” 

Nếu những cơn bốc đồng không chịu lắng nghe lý trí, Marcus Aurelius sẽ vặn lại:

So you were born to feel “nice”? Instead of doing things and experiencing them? Don’t you see the plants, the birds, the ants and spiders and bees going about their individual tasks, putting the world in order, as best they can? And you’re not willing to do your job as a human being? Why aren’t you running to do what your nature demands?

Tạm dịch: Vậy anh sinh ra để cảm thấy “dễ chịu”? Thay vì làm mọi việc và trải nghiệm chúng? Anh không thấy cây cối, chim chóc, kiến, nhện và ong đang thực hiện nhiệm vụ của riêng chúng, giúp thế giới có trật tự sao? Anh vẫn không sẵn sàng làm việc của mình với tư cách là một con người? Thế thì tại sao không chạy theo những gì mà bản chất đang thôi thúc anh đi?

 

Làm thế nào để chiến thắng bản thân?

 

Đối với Marcus Aurelius, thức dậy sớm không chỉ là tận dụng tối đa thời gian trong ngày. Bằng cách buộc bản thân phải ra khỏi giường ngay cả khi không muốn, bạn đang sống cuộc sống theo cách mà nó phải được sống, theo cách - như hoàng đế đã nói - mà tự nhiên đã sắp đặt. Theo nghĩa này, những nhận xét của ông về thói quen buổi sáng của mình dẫn đến một cuộc thảo luận lớn về đức hạnh, mà trong cuốn “The Meditation” được định nghĩa là việc theo đuổi những phẩm chất như trí tuệ, lòng dũng cảm, công lý và tính ôn hòa.

Cần lưu ý rằng Marcus Aurelius định nghĩa đức hạnh giống như Socrates trong các cuộc đối thoại của Plato. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên vì hoàng đế liên tục bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với nhà tư tưởng. 

Trong “Suy tưởng”, ông viết: “Alexander, Julius Caesar, and Pompeius… What are they by comparison with Diogenes, Heraclitus, and Socrates?” (Tạm dịch: So với Diogenes, Heraclitus và Socrates thì Alexander, Julius Caesar và Pompeius là gì?”)

Theo nhà nghiên cứu cổ điển John Sellars, hoàng đế lập luận rằng cuộc sống của một triết gia thích hợp hơn cuộc đời của một chính trị gia vĩ đại “vì nó tự chủ hơn và ít liên quan đến các thôi thúc bên ngoài hơn”. Giống như Socrates, Marcus Aurelius tin rằng cái ác là một dạng của sự thiếu hiểu biết, và niềm tin vững chắc vào lý trí có thể ngăn cản cả hai điều đó. Ông cũng tin rằng việc rèn luyện khả năng tự chủ sẽ mang lại cả tự do và hạnh phúc. Vì ham muốn thể xác không bao giờ có thể được thỏa mãn vĩnh viễn nên con người nên thực hành điều độ hơn là buông thả quá mức. Marcus Aurelius quay lại các cuộc đối thoại của Platon:

“What is recorded of Socrates would exactly fit him: he could equally be abstinent from or enjoy what many are too weak to abstain from and too self-indulgent in enjoying. To be strong, to endure, and in either case to be sober belong to the man of perfect and invincible spirit.”

Tạm dịch: “Những gì được ghi chép về Socrates hoàn toàn phù hợp với ông: ông có thể tiết chế hoặc tận hưởng những gì mà những người quá yếu đuối để tiết chế và quá buông thả để tận hưởng. Mạnh mẽ, chịu đựng và nếu làm được cả hai thì sự tỉnh táo sẽ đến với người có tinh thần bất khả chiến bại.”

Hoàng đế giải thích, tinh thần hoàn hảo và bất khả chiến bại này là phần thưởng cuối cùng dành cho những người sống cuộc sống đạo đức, bởi vì họ sẽ không bị tổn thương trước nỗi đau, sự đau khổ, khó chịu và những cảm xúc tiêu cực khác, 

Marcus Aurelius kết luận: “Provided you are doing are doing your proper work, it should be indifferent to you whether you are cold or comfortably warm, whether drowsy or with sufficient sleep, whether your report is evil or good, whether you are in the act of death or doing something else.”

Tạm dịch: “Miễn là anh đang làm việc của mình một cách đúng đắn, anh sẽ không quan tâm đến việc lạnh hay ấm, thiếu ngủ hay ngủ đủ giấc, tin đồn dù tốt dù xấu, dù anh gây ra điều tồi tệ hay bất cứ gì khác.”

Tinh thần bất khả chiến bại của hoàng đế đã cho phép ông chịu đựng gian khổ và vượt qua những thử thách có thể đè bẹp những người yếu đuối hơn. Chấp nhận sự thờ ơ của cả tự nhiên và lịch sử, vị vua-triết-gia thực sự của La Mã đã giữ bình tĩnh khi lập chiến dịch quân sự này sang chiến dịch quân sự khác, đối mặt với sự phản bội của những người bạn thân và trước cái chết của những người thân yêu của mình.

Kết quả là ông không chỉ được nhớ đến như một vị hoàng đế vĩ đại mà còn là một người tốt.

- Theo: Big Think 

 

Tags: