Rất ít cuốn sách gây ra nhiều tranh cãi như hồi ký của Angelou. Và dù cho các quyết định cấm sách không được ban hành ở cấp tiểu bang hoặc quốc gia, thì phần lớn các trường học và hư viện nơi cấm sách của Angelou đều đưa ra các lý do giống nhau. Phần đông, họ tranh luận rằng chuyện xâm hại tình dục trong cuốn hồi ký và từ nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ không phù hợp với độc giả trẻ tuổi. Nhưng các nỗi lo này đã bỏ sót mấu chốt trong truyện của Angelou, nó đã dùng chính những chủ đề này để khai thác sự nguy hiểm trong kiểm duyệt và sự im lặng trong cuộc sống của những người trẻ tuổi.
Được xuất bản vào năm 1969, “Tôi biết tại sao chim trong lồng vẫn hót” kể về tuổi thơ của tác giả lớn lên trong hoàn cảnh nghèo khó, là phụ nữ da đen ở miền Nam nước Mỹ. Trọng tâm của câu chuyện là câu chuyện bị xâm hại tình dục của Angelou khi cô mới 7 tuổi rưỡi. Bị vây quanh bởi những người lớn coi chủ đề này quá cấm kỵ để thảo luận, Angelou nghĩ rằng cô là người đáng trách. Và cuối cùng, khi cô bé xác định được người đã xâm hại mình trước tòa, thì ông ta đã bị giết bởi những gã tư hình, Angelou cho rằng việc mình lên tiếng là nguyên do gây ra cái chết của ông ta, và trong sáu năm sau đó, cô bé đã gần như hoàn toàn không nói chuyện.
Quyển sách ghi lại hành trình Angelou đi tìm lại giọng nói của mình, đồng thời khám phá nỗi đau và nỗi xấu hổ không đáng có đã nảy sinh từ việc trốn tránh các thực tại khó chịu. Giọng văn của cuốn hồi ký là sự kết hợp khéo léo của sự bối rối thời thơ ấu với sự hiểu biết khi trưởng thành, đem lại cho người đọc những hiểu biết mà Angelou đã bị tước đoạt khi còn bé.
Bà đã liên kết tuổi thơ của mình từ việc giữ im lặng và chịu tủi nhục với trải nghiệm là người nghèo và da màu tại Hoa Kỳ đầy kỳ thị. Bà viết: “Phụ nữ da màu bị cuốn vào cuộc chiến giữa ba bên, một bên là định kiến nam tính, một bên là sự ghét bỏ phi lý của người da trắng và một bên nữa là sự thiếu quyền lực của người da màu.”
Tự truyện của bà là một trong những quyển sách đầu tiên công khai nói về việc lạm dụng tình dục trẻ em, và đặc biệt là đột phá trong việc lên tiếng từ góc nhìn của trẻ bị xâm hại. Hàng thế kỷ qua, những nữ tác giả da màu đã bị hạn chế bởi các khuôn mẫu cho rằng họ là người cuồng dâm. E ngại rằng mình sẽ củng cố các khuôn mẫu này, rất ít tác giả sẵn lòng viết về trải nghiệm tình dục của họ. Nhưng Angelou không chịu khuất phục. Bà cởi mở khám phá trải nghiệm riêng tư nhất của mình, mà không cảm thấy đáng tiếc hay hổ thẹn gì cả. Tinh thần bất chấp này buộc bà phải viết với một niềm hy vọng để chống lại chủ đề thường đau thương của cuốn hồi ký. Khi nhớ lại cách mà một sinh viên đã bất chấp các yêu cầu không được hát bài Quốc ca của người da màu khi có mặt người da trắng, bà đã viết: “Những giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt của nhiều người không bị lau đi trong tủi nhục. Chúng tôi đã đứng trên đỉnh cao lần nữa… Chúng tôi đã sống sót.”
Hồi ký Angelou được xuất bản trong các đợt phong trào Dân quyền và Quyền lực Da màu, khi các nhà hoạt động kêu gọi xây dựng chương trình dạy học thể hiện rõ sự đa dạng các trải nghiệm trên nước Mỹ. Nhưng ngay khi xuất hiện ở các trường học, quyển sách này đã vấp phải thử thách. Các chiến dịch kiểm soát giáo án lan rộng khắp nước Mỹ vào những năm 1970 và 1980. Trong danh sách của Hiệp hội Thư viện Hoa Kỳ, những cuốn sách thường xuyên bị cấp hay bị chất vấn nhất, “Tôi biết tại sao chim trong lồng vẫn hót” vẫn ở vị trí gần đứng đầu trong hai thập kỷ. Nhưng các bậc cha mẹ, học sinh/sinh viên và nhà giáo đã liên tục đấu tranh để ủng hộ quyển hồi ký này. Và cho đến năm 2013, nó đã trở thành cuốn sách phi hư cấu được dạy nhiều thứ hai trong các lớp tiếng Anh ở các trường trung học tại Mỹ. Khi được hỏi về cảm giác khi viết nên một trong những quyển sách bị cấm nhiều nhất, Angelou đã nói: “Tôi thấy rằng những người muốn cầm sách của tôi là những người chưa từng đọc một đoạn ngắn về những gì tôi viết, nhưng lại nghe được là tôi viết về một vụ cưỡng hiếp. Họ hành xử như thể con cái mình sẽ không đối mặt với các mối đe dọa tương tự. Và điều đó thật kinh khủng.” Bà tin rằng những đứa trẻ đủ lớn để trở thành nạn nhân của xâm hại tình dục về kỳ thị chủng tộc thì đủ lớn để đọc về những chủ đề này. Bởi vì việc lắng nghe và học hỏi rất cần thiết cho việc vượt qua, và những điều khó nói còn nguy hiểm hơn nếu không được nói ra.
- Theo TED-Ed