Một thế hệ trước đó, Virginia Woolf đã suy ngẫm về việc sự can thiệp này tạo ra tính đàn hồi của thời gian như thế nào; một thế hệ sau, Patti Smith suy ngẫm về tính chủ quan trong cách chúng ta trải nghiệm dòng chảy liên tục của thời gian.
Hiện tại, những suy ngẫm này đã đang xen vào cơ cấu của văn hóa, và cuộc trò chuyện định mệnh diễn ra vào ngày 6/4/1922 đã định hướng tiến trình khoa học thế kỷ 20 và định hình trải nghiệm của chúng ta về thời gian.
Trong cuốn “The Physicist and the Philosopher: Einstein, Bergson, and the Debate That Changed Our Understanding of Time” (tạm dịch: Nhà vật lý và triết gia: Einstein, Bergson, và cuộc tranh luận đã thay đổi sự hiểu biết của chúng ta về thời gian), nhà sử học khoa học Jimena Canales đã lập luận như vậy. Cuốn sách này là một kiệt tác về văn hóa, mổ xẻ nhiều khía cạnh của cuộc trò chuyện mang tính bước ngoặt giữa Albert Einstein và Henri Bergson.
Điều làm cho cuộc gặp gỡ này đặc biệt đáng chú ý là không giống như những cuộc trò chuyện công khai điển hình khác giữa những ‘người khổng lồ trí tuệ’, nơi những bất đồng ý kiến được thẳng đưa ra, Einstein và Bergson đã xung đột kịch liệt về chủ đề cuộc trò chuyện: bản chất của thời gian.
Trong khi Einstein nhấn mạnh rằng chỉ có hai loại thời gian tồn tại: vật lý - được đo bằng đồng hồ, và tâm lý - được đo theo chủ quan mà Virginia Woolf sau này đồng tình; thì Bergson cho rằng quan điểm ấy là man di và quá giản lược, nó cướp đi thời gian của chiều hướng triết học đã thấm sâu vào hầu hết mọi khía cạnh trong cách chúng ta trải nghiệm dòng chảy của thời gian.
Những bất đồng ấy đã trở thành nền tảng cho ý tưởng hiện nay của chúng ta về cơ cấu của sự tồn tại.
Cuộc gặp gỡ cũng tiết lộ khoa học với tất cả hiểu biết duy lý được cho là khách quan phổ quát, được xây dựng dựa trên số lượng đáng kinh ngạc nhân loại. Và cũng thật thú vị khi nghĩ rằng sự hiểu biết hiện tại của chúng ta về thời gian phần lớn là do sự khác biệt cá nhân giữa hai người đàn ông này. Canales viết:
“Trong khi Einstein tìm kiếm sự nhất quán và đơn giản thì Bergson lại tập trung vào sự mâu thuẫn và phức tạp.
[…]
Bergson là nhà triết học mẫu mực về ký ức, giấc mơ và tiếng cười.
[…]
Ông lập luận rằng thời gian không phải là thứ gì đó ở ngoài kia, tách biệt khỏi những người nhận thức được nó. Nó không tồn tại độc lập với chúng ta. Nó liên quan đến chúng ta ở mọi cấp độ.
Bergson nhận thấy định nghĩa của Einstein về thời gian theo vòng quay của đồng hồ là hoàn toàn sai lầm. Nhà triết học không hiểu tại sao người ta lại chọn mô tả thời gian của một sự kiện quan trọng, chẳng hạn như sự xuất hiện của một chuyến tàu, theo một chiếc đồng hồ. Ông không hiểu tại sao Einstein lại cố gắng thiết lập quy trình đặc biệt này như một phương pháp đặc biệt để xác định tính đồng thời. Bergson đã tìm kiếm một định nghĩa cơ bản hơn về tính đồng thời, một định nghĩa không chỉ dừng lại ở chiếc đồng hồ mà còn giải thích tại sao đồng hồ lại được sử dụng.”
Vào thời điểm đó, Einstein đang bận rộn giải thích sự hiểu biết của chúng ta về thời gian bằng thuyết tương đối của mình. Bergson, một trong những triết gia nổi bật nhất thế kỷ và có ảnh hưởng lớn đến những ngôi sao sáng như Virginia Woolf, Gertrude Stein, T.S. Elliot và William Faulkner đã phát triển một lý thuyết về thời gian giải thích được điều mà cơ chế thời gian của đồng hồ không thể làm được, từ sự dễ uốn nắn của ký ức đến sự phức tạp của những linh cảm.
Là người bảo vệ trực giác trước trí tuệ, Bergson đôi khi bị Bertrand Russell bắt bẻ, nổi tiếng nhất là chống chủ nghĩa trí thức - nhưng không thể phủ nhận ông là một trong những bộ óc thông minh và sắc bén nhất trong thời đại của mình. Mặc dù ngày nay Einstein được biết đến nhiều hơn, nhưng ở thời điểm họ đối đầu thì ngược lại. Cuộc tranh luận đã ảnh hưởng sâu sắc và lan tỏa không chỉ trong cộng đồng khoa học mà còn trên toàn bộ nền văn hóa.
Canales viết:
“Bergson gắn liền với siêu hình học, chủ nghĩa phản duy lý và thuyết sức sống, ý tưởng cho rằng cuộc sống thấm vào mọi thứ. Còn Einstein gắn với những mặt đối lập: vật lý, tính hợp lý và ý tưởng rằng vũ trụ (và kiến thức của chúng ta về nó) vẫn có thể tồn tại mà không cần đến chúng ta. Mỗi người đại diện cho một mặt của sự phân cực, không thể hòa giải, đặc trưng cho tính hiện đại.
Thời kỳ này, thế giới được chia thành khoa học và phần còn lại. Sau cuộc chạm trán giữa Einstein và Bergson, khoa học thường xuất hiện rõ rệt ở một phía của sự phân đôi, phía còn lại là các lĩnh vực của văn hóa: triết học, chính trị và nghệ thuật.”
Dù Bergson phần lớn được coi là đã thua trong cuộc tranh luận và lý trí được cho là chiến thắng trước trực giác, nhưng “chiến thắng” của Einstein cũng có nhiều sắc độ. Canales viết:
“Einstein nhận giải Nobel vài tháng sau đó, nhưng không phải vì lý thuyết đã làm nên danh tiếng của ông: thuyết tương đối. Thay vào đó, nó được trao“vì khám phá của ông về định luật hiệu ứng quang điện” - một lĩnh vực khoa học không gây chấn động công chúng như thuyết tương đối đã làm. Lý do đằng sau quyết định tập trung vào công việc khác ngoài thuyết tương đối đều bắt nguồn trực tiếp từ những gì Bergson nói ngày hôm đó ở Paris.
Chủ tịch Ủy ban Nobel giải thích rằng mặc dù “hầu hết các cuộc thảo luận đều tập trung vào thuyết tương đối của ông” nhưng nó không xứng đáng được trao giải. Tại sao lại như vậy? Những lý do chắc chắn rất đa dạng và phức tạp, nhưng tối hôm đó, lý do đã được đề cập rất rõ ràng: “Sẽ chẳng có gì ngạc nhiên khi triết gia nổi tiếng Bergson ở Paris đã thách thức lý thuyết này.”
Bergson đã chỉ ra rằng thuyết tương đối “liên quan đến nhận thức luận” hơn là vật lý - và do đó nó “là chủ đề tranh luận sôi nổi trong giới triết học”.
[…]
Trong bài phát biểu nhận giải, Einstein vẫn tỏ ra cứng đầu. Ông đã trình bày một bài giảng không phải về hiệu ứng quang điện đã mang về giải thưởng cho ông, mà là về thuyết tương đối - công trình đã đưa ông trở thành ngôi sao trên toàn thế giới nhưng hiện đang bị nghi ngờ.”
Cuối cùng, cuộc tranh luận cho thấy sự cần thiết của việc phải có sự hiểu biết sâu sắc hơn về các hiện tượng mà khoa học thường tìm cách trình bày dưới dạng nhị phân - một nhu cầu sẽ tăng theo cấp số nhân trong thế kỷ tiếp theo. Nhắc lại trí tuệ vượt thời gian của Susan Sontag về cách sự phân cực cướp đi chiều kích của cuộc sống, Canales viết:
“Điều gì sẽ xảy ra với sự hiểu biết của chúng ta về khoa học và lịch sử nếu chúng ta gác lại những phạm trù nhị phân này, chẳng hạn như tính khách quan-chủ quan và bản chất-chính trị, thay vào đó nghiên cứu xem những phạm trù này được củng cố như thế nào tại những thời điểm nhất định? Trên hết, kết quả của cuộc đối đầu giữa Bergson và Einstein không còn rõ ràng như trước nữa. Những lý do để chúng ta phân cực đã không còn. Thay vì chỉ đứng về một phía, chúng ta có thể coi vũ trụ của chúng ta chứa đầy đồng hồ, phương trình và khoa học cũng như những giấc mơ, ký ức và tiếng cười.”
- Trạm Đọc
- Theo The Marginalian