Hiểu và phát triển được Trí tuệ xúc cảm của bản thân là nhân tố cốt yếu quyết định 90% thành công 
Hiểu và phát triển được Trí tuệ xúc cảm của bản thân là nhân tố cốt yếu quyết định 90% thành công 
Được nghiên cứu toàn diện và được dẫn chứng bằng những minh họa thú vị về thành công, thất bại và những sự thay đổi mạnh mẽ trong lịch sử phát triển, “Trí tuệ xúc cảm ứng dụng trong công việc” thực sự là một cuốn sách quan trọng nhất mà bạn nên đọc và vận dụng vào thực tế sự nghiệp của mình. 
Trí Tuệ Xúc Cảm Ứng Dụng Trong Công Việc
(4 lượt)

Tác giả Daniel Goleman sẽ đưa người đọc tiếp cận những dẫn chứng khoa học của làm việc với trí tuệ xúc cảm ở góc độ cá nhân, nhóm và tổ chức. Ở mỗi góc độ, ông đều kiểm chứng tính khoa học của những nhận định mà mọi người đưa ra và bán sẽ được nghe ý kiến của họ trong suốt cuộc hành trình tìm hiểu về trí tuệ xúc cảm. 

 

Nội dung cuốn sách “Trí tuệ xúc cảm ứng dụng trong công việc”

 

Phần 1, tác giả đưa ra các trường hợp khẳng định trí tuệ xúc cảm quan trọng hơn IQ hay chuyên môn trong việc xác định ai là người nổi trội trong công việc nào đó và ai có năng lực lãnh đạo. Nói chung, năng lực trí tuệ xúc cảm là cần thiết trên tất cả các lĩnh vực. Và các dẫn chứng trong lĩnh vực kinh doanh tỏ ra rất thuyết phục. Các công ty cần khả năng này để biến nó thành những tiêu chuẩn mấu chốt có thể đo lường được cho mình.

Phần 2 của cuốn sách, bạn sẽ tìm thấy 12 khả năng đặc trưng cụ thể mà công việc đòi hỏi (chúng dựa trên sự tự chủ, sự sáng tạo, sự tin cậy, sự tự tin) và thành quả có được từ những khả năng này cũng như miêu tả chi tiết vai trò của chúng trong việc đạt được những hiệu quả cao trong công việc. 

Phần 3 gồm 13 kỹ năng cần thiết tạo dựng các môi s quan hệ như sự cảm thông và nhận thức các vấn đề chính trị, đòn bẩy của sự đa dạng, khả năng làm việc theo nhóm và khả năng lãnh đạo. Đây là những kỹ năng giúp chúng ta tìm được cách thức tồn tại trong một tổ chức trong khi những người khác vẫn còn phải tìm kiếm.

Phần 4 chỉ ra cho chúng ta biết những năng lực hiện nay chúng ta còn yếu và chúng ta luôn có thể học hỏi, rèn luyện để chúng được tốt hơn. Để giúp những độc giả muốn cải thiện khả năng trí tuệ xúc cảm và tránh lãng phí thời gian và tiền bạc, tác giả đưa ra những hướng dẫn bước đầu, mang tính khoa học và có tính thực tiễn cao giúp mọi người tìm ra cách tốt nhất để rèn luyện. 

Cuối cùng, Phần 5 xem xét vai trò của trí tuệ xúc cảm trên góc độ một tổ chức. Tác giả chứng minh bằng một công ty như vậy và làm rõ tại sao khả năng này không chỉ giúp đạt được những thành công trong công việc, mà còn khiến cho tổ chức đó có thể hài lòng và là nơi làm việc mong muốn của người lao động. Trong phần này, Daniel cũng chỉ ra những rủi ro mà các công ty sẽ gặp phải nêu họ bỏ qua thực tế cảm xúc của nhân viên mình trong khi lại có các công ty khác - nơi ủng hộ nhân viên của mình làm việc với trí tuệ xúc cảm - vẫn tồn tại và phát triển tốt thậm chí ngay trong điều kiện đầy những bất ổn của các năm tiếp theo. 

Những hướng dẫn mang tính thực tiễn của tác giả có thể giúp các cá nhân và doanh nghiệp đối mặt được với những thách thức mà chúng ta sẽ gặp phải trong thế kỷ mới.

 

Tags: