Suy nghĩ bề nổi - hay suy nghĩ giống với tất cả mọi người - thường dẫn đến nhận định và kết luận sai lầm.
Cuốn sách “Nghệ thuật tư duy ngược dòng” gồm các bài luận thể hiện những suy ngẫm của Humphrey B. Neill về tư duy ngược dòng. Nhờ đó, người đọc có thể nhìn nhận sự việc một cách khách quan, đa chiều và tránh bị thao túng tâm trí, sống bình tâm giữa đám đông hoảng loạn trước những biến chuyển khôn lường của cuộc đời.
ĐI NGƯỢC LẠI QUAN ĐIỂM BẦY ĐÀN
Neil đã định nghĩa từ “bầy đàn” - một từ nghe rất khó chịu - có nghĩa là “cùng nhau tập hợp thành một bầy”.
Khi nghiên cứu về nghệ thuật tư duy ngược dòng, Neill đã tham khảo cuốn sách Instincts of the Herd in Peace and War (tạm dịch: Bản năng của bầy đàn trong hòa bình và chiến tranh) của William Trotter viết về luận điểm xã hội học về “con người bầy đàn” hay bản năng bầy đàn trong loài người chúng ta. Trotter khẳng định: “Trên thực tế, con người là động vật có tính bầy đàn, mang bản chất bầy đàn giống như loài ong, kiến, cừu, bò hay ngựa… Hành động của con người đã đưa ra những bằng chứng không thể chối cãi về luận điểm đó. Bởi vậy, đây là đầu mối không thể thiếu cho bất kỳ cuộc điều tra nào về các vấn đề phức tạp của xã hội loài người…”
Trotter đã tổng hợp những đặc tính bầy đàn rõ ràng mà con người thể hiện như sau:
Nếu thói quen tư duy ngược dòng chẳng làm gì khác ngoài dạy chúng ta cách phát triển nguồn lực của chính mình - và yêu thích việc đôi khi bị cô đơn - thì nó thực sự có ích, bởi khi cô đơn, chúng ta có thói quen suy nghĩ thực sự về một chủ đề cho trước, thay vì dùng lời lẽ của người khác để nói về nó. Nếu học được cách tư duy, chúng ta có thể gia nhập nhóm thiểu số! Để tìm ra các tư duy, hãy đưa ra các khẳng định nổi bật và cho phép trí óc rà soát lại toàn bộ các “sự đối lập” và “lựa chọn khác” mà bạn có thể nghĩ ra. Đó là sự trầm ngâm (hay nghiền ngẫm).
TÂM LÝ ĐÁM ĐÔNG VÀ CÁC CHIẾN DỊCH
Chiến dịch tranh cử của Đảng Cộng hòa năm 1952 bao gồm tất cả các mánh khóe để dẫn dắt hay làm mê muội đám đông. Ứng viên này làm rùm beng để tạo sự chú ý. Ứng viên kia gia tăng tầm ảnh hưởng bằng việc lôi kéo cảm xúc qua các tác động kích hoạt, viễn cảnh và sự truyền lan.
“Các nhà nghiên cứu tâm lý đám đông biết rằng cử tri thông thường chẳng mấy bận tâm đến các vấn đề cơ bản liên quan đến ứng viên hay cương lĩnh chính trị của mình. Họ chấp nhận “điều họ cảm nhận được”. Nguồn lực của các tác động kích hoạt và sự truyền lan tạo ra hình ảnh trong tâm trí họ.
Sự bí ẩn là một công cụ toàn năng. “Đừng nói gì và hứa với họ mọi thứ”, một chính trị gia khuyên; “và trên hết, đừng giải thích với cử tri; hãy khẳng định nhưng không giải thích; nhắc lại điều bạn sẽ làm cho họ, nhưng không bao giờ tranh luận.”
Đầu năm 1952, những nguyên tắc thu phục đám đông đã giúp Tướng Eisenhower tạo ra cú đột phá. Ở tận Paris nhưng ông đã giữ được sức quyến rũ và sự mê hoặc của mình trong cuộc tranh cử. Những người ủng hộ ông ở quê nhà đã tác động đến cảm xúc của người dân Mỹ bằng cách liên tục nhấn mạnh những khẩu hiệu “nhà lãnh đạo”, “quần chúng”, và “chỉ Ike mới có thể chiến thắng”. Để tránh các tranh cãi, họ đánh vào sự rung cảm, đẩy Thượng nghị sĩ Taft quá cố và một tình thế khó khăn nhằm chiếm được lòng tin của người dân.
Khẩu hiệu ngớ ngẩn “Tôi thích Ike” đã cho thấy cách nội dung tuyên truyền được thấm nhuần đến cả một đứa trẻ. “Tôi thích Ike và như vậy là đủ, bạn còn muốn gì hơn nữa?” Thực sự rất đơn giản, khó đánh bại và dễ lan tỏa.
ÁP LỰC XÃ HỘI THƯỜNG TẠO RA SỰ TUÂN THEO
Trong bài viết trên Industrial Bulletin được tổ chức nghiên cứu nổi tiếng Arthur D. Little, Inc. công bố, một số thí nghiệm gần đây đã được nhắc đến. Bài viết đó đã bình luận rằng “áp lực xã hội thường tạo ra sự tuân theo; các quyết định của cá nhân bị ảnh hưởng bởi môi trường - hay áp lực nhóm hoặc nội dung tuyên truyền - tùy từng thời điểm và cách gọi của những người khác nhau.”
Các thí nghiệm đó như sau: 7 - 9 thanh niên so sánh, bằng mắt thường, chiều dài của các đường kẻ đen dọc trên hai tấm thẻ trắng rộng. Một tấm thẻ vạch ra một đường thẳng tiêu chuẩn; tấm còn lại có ba đường thẳng, một trong ba đường thẳng đó cũng là đường thẳng tiêu chuẩn.
Trong so sánh đầu tiên, mọi người đều đưa ra kết quả giống nhau. Sau đó một người (đối tượng của thí nghiệm) nhận thấy mình đang bất đồng với các bạn của mình - họ được sắp đặt trước rằng sẽ đưa ra câu trả lời sai. Từ đó, việc so sánh các đường thẳng sẽ giúp đo lường khả năng chống lại áp lực quan điểm nhóm của chủ thể.
Đặt lên bàn cân “bằng chứng của cảm nhận của anh ta” với quan điểm nhóm, chủ thể đã công khai quan điểm của mình, ngay trước mặt các quan điểm của số đông theo hướng trái ngược. Vị thế của số đông thường xuyên sai (một cách có chủ đích); trong 18 thử nghiệm với mỗi loạt thí nghiệm, số đông đưa ra 12 câu trả lời sai.
Tóm lại, các cá nhân bình thường được kiểm tra đã đánh mất sự tự tin của mình. Trong khi người đó thường chỉ sai dưới 1%, nhưng ta ta đã đi theo số đông và bị sai 36,8% số lần dưới áp lực nhóm. Tuy nhiên, có một báo cáo đáng chú ý đã chỉ ra: khoảng ¼ số đối tượng nghiên cứu được kiểm tra không bao giờ đánh mất sự độc lập trong đánh giá của mình, trong khi ngược lại, một số đối tượng không bao giờ có khả năng thoát khỏi các quan điểm bầy đàn.
Đây là một thí nghiệm thú vị về “sự tuân theo” và các xu hướng xác nhận sữ hữu ích của lý thuyết quan điểm ngược dòng khi chúng ta học thêm nhiều điều về cách sử dụng nó.
Các bạn có thể đặt mua cuốn sách "Nghệ thuật tư duy ngược dòng" tại:
AlphaBooks: http://bit.ly/2MZ38uI
Tiki: http://bit.ly/2N4tFqr
Fahasa: http://bit.ly/2ByJ3pH
Trạm Đọc - Read Station