“Tôi tin rằng xây dựng mối quan hệ chính là một trong những bộ kĩ năng quan trọng nhất trong kinh doanh và cả trong cuộc sống mà bạn cần phải học. Tại sao ư? Bởi vì, nói thẳng ra, mọi người làm ăn với những người mà họ biết và thích.”
Cụm từ “networking” gợi cho bạn hình ảnh gì?
Đối với nhiều người đó là những buổi tiệc tùng khó xử, khi ta phải nói chuyện xã giao với những người ta chẳng bao giờ gặp lại lần nữa. Đối với người khác cụm từ đó lại gợi lên hình ảnh của những kẻ buôn chuyện tọc mạch đáng ghét khiến bạn cảm thấy bị lợi dụng, giả tạo, và đồng thời không đáng được trân trọng. Chắc chắn là có những quan điểm tiêu cực về “networking” ở đâu đó. Tuy nhiên đối với nhiều người, networking chính là việc lan tỏa sự nhiệt huyết, đam mê và một khát khao chân thành được giúp ích cho người khác. Đây mới là những người hiểu được ý nghĩa thực sự của networking. Đây là những người hiểu rằng việc xây dựng mối quan hệ không phải là về “làm việc với đám đông,” hay là xem xem bạn có thể thu thập được bao nhiêu tấm danh thiếp trong lúc nghỉ giữa giờ của một cuộc hội thảo. Đây cũng chính là những người hiểu rõ rằng networking là kết nối – là xây đắp những mối quan hệ chân thành và dài lâu với mọi người vì lợi ích và hứng thú của cả đôi bên. Không ai có thể thành công lớn và lâu dài nếu chỉ dựa vào chính mình. Tất cả chúng ta đều có được lợi ích từ việc quen biết rộng – những mối quan hệ từ nhiều kiểu người khác nhau – và rồi chính họ cũng có được những lợi ích từ mối quan hệ với chúng ta. Những "networker" thực sự hiểu điều này, và tác giả cuốn best-seller, Keith Ferrazzi, là một trong những "networker" giỏi nhất ở thời đại chúng ta. Trong cuốn sách đột phá của mình, Never Eat Alone (Đừng Đi Ăn Một Mình), Ferrazzi cũng dạy ta cách để trở thành "một người kết nối" bậc thầy như thế nào.
“Những người giỏi nhất trong lĩnh vực này không hề kết nối – họ kết bạn.”
“Trái ngược với những nhận định kinh doanh phổ biến, tôi không tin rằng phải có một ranh giới cứng nhắc giữa đời sống cá nhân và đời sống xã hội.”
Luôn tồn tại một niềm tin phổ biến, đặc biệt là trong giới những người trẻ mới đi làm rằng đời sống riêng tư và đời sống xã hội phải được tách biệt. Tuy nhiên, những nhà kết nối thực thụ, hiểu rằng điều ngược lại mới là đúng trong việc xây đắp những mối quan hệ đáng nhớ và dài lâu. Mỗi người mà bạn gặp, trước hết, đều là con người. Tất cả chúng ta đều có những hi vọng, hoài nghi, đam mê và lo sợ. Chính trên những nền tảng căn bản về con người này, chúng ta có thể kết nối tốt nhất với những người khác theo cái cách mà sẽ nuôi dưỡng những mối quan hệ. Chúng ta chỉ cần nhìn vào những sự phổ biến gần đây của Twitter, LinkedIn, Facebook đối với các doanh nghiệp và vô số các phương tiện truyền thông online khác để nhận ra rằng ranh giới giữa đời sống riêng tư và đời sống xã hội đang mờ dần đi với tốc độ đáng kinh ngạc. Chúng ta đang sống trong một thế giới cởi mở chưa từng có; sự cởi mở có thể khiến cho những người sống giả dối khó chịu, và giải phóng những ai luôn đích thực là chính mình với tất cả mọi người.
Trong khi lượng công cụ trợ giúp việc kết nối con người gia tăng nhanh chóng trong 10 năm vừa qua, thì bản chất của việc xây những mối quan hệ chân thành vẫn không đổi. Chúng ta vẫn tự hướng về những người mà chúng ta cảm thấy thân thuộc, giống nhau về tính chất – những người mà ta sẵn sàng chia sẻ và cởi mở hơn. Trong cuốn sách Đừng Bao Giờ Đi Ăn Một Mình, Ferrazzi chia sẻ hàng tá những lời khuyên và những cái nhìn sâu sắc về cách để thúc đẩy sự tương đồng với những người mà bạn muốn kết nối với họ. Dưới đây là hai trong số những lời khuyên hữu ích nhất:
“Chúng ta có thể chỉ gặp gỡ cho qua ngày, cụ thể như là những buổi hội thảo và các cuộc gặp mặt công việc khác, bằng cách nói chuyện hời hợt, xã giao với những người xa lạ sau cùng vẫn là xa lạ. Hoặc là chúng ta đặt một chút bản thân chúng ta, những cái tôi thực sự, vào cuộc trò chuyện đó, đưa cho mọi người một cái nhìn thoáng qua về tính cách của ta, và tạo ra cơ hội cho sự kết nối sâu sắc hơn. Sự lựa chọn nằm trong tay chúng ta.”
Hãy chân thật. Có quá nhiều người, quá thường xuyên, giấu mình trong những cuộc trò chuyện nhạt nhẽo và những sự tế nhị xã hội. Mọi người được truyền cảm hứng và bị lôi cuốn vào trò chuyện bởi đam mê. Chính vì vậy hãy chia sẻ đam mê của bạn, và hỏi về đam mê của những người khác. Hãy tham gia vào một cuộc nói chuyện thực sự với ai đó nhanh nhất mà bạn có thể và bỏ qua hết những phần chán ngán, hoặc những chuyện không đáng ghi nhớ.
Thế nhưng, đồng xu đam mê ấy cũng tồn tại một mặt trái – sự yếu đuối. Đúng vậy, sự yếu đuối. Không ai là hoàn hảo, nhưng không phải ai cũng nhận ra điều này. Hãy tự tin với điều đó. Những người tỏ ra biết hết về mọi thứ hóa ra đều là giả dối và không đáng tin cậy. Sức mạnh của bạn chính là việc có thể thừa nhận rằng mình vẫn đang học hỏi. Nếu như bạn có thể xây dựng mối quan hệ với ai đó trên nền tảng của sự đam mê chung và đủ tự tin để thừa nhận sự yếu đuối ở một mức độ nhất định về niềm đam mê đó, bạn sẽ có một mối quan hệ tức thì và sâu sắc.
Niềm đam mê và sự yếu đuối: hai mặt trên một đồng xu mang tên sự chân thành.
“Greg vẫn tự mình tin rằng dù cho ông ấy nói chuyện chân thành với bất kì ai, nhưng ông đưa ra thông điệp của mình bằng một ngữ điệu và cách nói phù hợp nhất với người đó.”
Cửa sổ Johari, theo như Ferrazzi đã miêu tả, chính là một mức độ giọng điệu và năng lượng chung của một người mà bạn đang nói chuyện cùng. Chắc chắn bạn có thể nhận thức được rõ rằng nhiều người về bản chất đã “ăn to nói lớn” và náo nhiệt hơn so với những người khác. Mỗi người đều có chất giọng, ngữ điệu và trọng âm mà họ tự tin nhất. Bạn có thể ngay lập tức khiến mọi người cảm thấy dễ dàng hơn nếu như bạn kết nối mức năng lượng của mình một cách có kiểm soát để phù hợp với họ.
Khi mọi người cảm thấy rằng bạn đang hoạt động ở mức độ “thường xuyên” như họ, họ sẽ kết nối lại với bạn và cảm thấy dễ dàng hơn.
“Một công cụ hữu ích mà tôi sử dụng chính là cố gắng hình dung bản thân mình như một tấm gương đối với người mà tôi đang nói chuyện cùng.”
Trong khi mà những lời khuyên như trên là các bài học rất cụ thể về việc làm thế nào để xây dựng các mối quan hệ tốt hơn, cần phải nhấn mạnh rằng Đừng Đi Ăn Một Mình còn nói về nhiều chủ đề hơn thế. Cuốn sách không những đưa cho ta những “cách thức” thực tế và có giá trị, mà nó còn bao gồm nhiều chia sẻ về việc kinh doanh theo một cách chân thành nhất.
Lần đầu tiên ra mắt công chúng, tác phẩm của Keith Ferrazzi, Đừng Bao Giờ Đi Ăn Một Mình là một sự đột phá, sâu sắc và đầy hấp dẫn, thông minh về xây dựng mối quan hệ. Phong cách của Ferrazzi vô cùng tươi mới và thành thật, nội dung kĩ lưỡng và được hỗ trợ bởi những kinh nghiệm trong nhiều năm được mệnh danh là con người kết nối thành công. Tôi rất thích cuốn sách này. Nó đúng là một tác phẩm kinh điển bất diệt cùng thời gian, như là một trong những cuốn sách hướng dẫn về mối quan hệ tuyệt vời nhất trong thời đại của chúng ta.
Trạm Đọc (Read Station)