Đi tìm câu trả lời cho câu hỏi:
Đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: "Tại sao doanh nghiệp Việt Nam cứ mãi nhỏ như vậy?"
Theo Tổng cục thống kê Việt Nam, trong bốn tháng đầu năm 2024, khoảng 86.365 doanh nghiệp đã tạm ngừng kinh doanh hoặc rời bỏ thị trường. Sự thay đổi trong hành vi khách hàng và bùng nổ công nghệ đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải tìm kiếm chiến lược kinh doanh mới. Vậy, các nhà lãnh đạo cần thay đổi như thế nào? Chiến lược nào sẽ khả thi? Làm thế nào để vượt qua thách thức trong 6 tháng cuối năm và thời kỳ VUCA - TUNA?

Những biến động của thế giới, thay đổi của môi trường kinh doanh đang diễn ra một cách nhanh chóng. Nhiều lĩnh vực kinh doanh bỗng dưng biến mất và cũng không ít cơ hội kinh doanh mới ra đời. Việt Nam, một nền kinh tế mới nổi, đang từng bước chuyển đổi để trở thành nền kinh tế thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Những thách thức không ngừng biến đổi, cùng với cơ hội mới mọc lên từ khắp nơi, tất cả đan xen để tạo nên bức tranh phức tạp mà trong đó, chỉ có những người lãnh đạo thông thái, nắm bắt kịp thời bối cảnh, am hiểu về quản trị chiến lược mới có thể vạch ra con đường đúng đắn đưa doanh nghiệp đi đến thắng lợi.

Theo thống kê, ở Việt Nam trong những năm gần đây có đến 95% start-up đã thất bại, nhưng trong 5% “sống sót” có được bao nhiêu doanh nghiệp thực sự lớn mạnh – con số này có lẽ rất rất nhỏ. 

 

Tại sao doanh nghiệp Việt Nam của mình nhỏ… lại cứ mãi nhỏ như vậy?

 

Đau đáu với câu hỏi này, Tiến sĩ Trần Quốc Việt đã viết nên cuốn sách "Quản trị chiến lược thực chiến" để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm được câu trả lời. 

Sau nhiều năm chinh chiến ở các vị trí then chốt ở cả công ty trong và ngoài nước, tiến sĩ Trần Quốc Việt - Viện trưởng Viện nghiên cứu và Ứng dụng quản trị doanh nghiệp (IBS) nhận thấy có nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn hoạt động bình thường dù chưa quan tâm sâu sắc đến công tác quản trị chiến lược. Nhưng thực tế chứng minh rằng ở những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, phát triển nhanh chóng và bền vững, công tác quản trị chiến lược toàn diện rất được xem trọng ngay từ khi doanh nghiệp vừa thành hình trong trứng nước.

Vậy điểm khác biệt giữa một doanh nghiệp có và không áp dụng công cụ quản trị chiến lược là gì? Phải làm gì để duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững? Lợi ích mà công tác quản trị chiến lược mang lại cho doanh nghiệp gồm những gì? Đây chỉ là một vài câu trong vô vàn câu hỏi thiết thực được đặt ra cho tất cả những ai đang quản lý, điều hành các tổ chức kinh tế-xã hội.

Thông qua cuốn sách, người đọc sẽ khám phá những cách thức mà các doanh nghiệp hàng đầu đã đối mặt với biến động của môi trường kinh doanh, cách mà họ xác định tầm nhìn, chiến lược thích ứng để vượt qua thử thách, đi đến thắng lợi. Các doanh nghiệp hiện tại cũng sẽ học được những bài học từ nhiều thất bại cay đắng, sai lầm phải trả giá đắt từu nhiều doanh nghiệp đi trước. Từ đó, xác lập được định hướng phát triển và hoạch định các bước đi đúng đắn trong dài hạn, xác định mục tiêu phù hợp với năng lực hiện tại cũng như tham vọng vươn ra biển lớn trong tương lai.

"Quản trị chiến lược thực chiến" không chỉ dành riêng cho những nhà lãnh đạo, quản lý cấp cao mà còn dành riêng cho những ai quan tâm đến chiến lược. Từ những người mới khởi nghiệp, người đã có trải nghiệm nhất định trong lĩnh vực chuyên môn của mình muốn có bứt phá trong sự nghiệp, đến những người từng đứng trên đỉnh vinh quang hay nếm trải những thất bại cay đắng.

Cuốn sách sẽ được ra mắt ngày 16/6/2024 trong sự kiện "TỌA ĐÀM & RA MẮT CUỐN SÁCH "QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC THỰC CHIẾN" | CEO - NGHỆ THUẬT BẤT BIẾN ỨNG VẠN BIẾN" tại Read Station, Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. 

Đây là cơ hội để bạn gặp gỡ và học hỏi từ các diễn giả là những lãnh đạo và chuyên gia hàng đầu về quản trị chiến lược như TS Trần Quốc Việt (tác giả cuốn sách), ông Trần Quốc Toàn (Phó chủ tịch Công ty Tập đoàn TLC), ông Nguyễn Đức Sơn (Chủ tịch Học viện Thương hiệu Plato & Interloka)... 

- Trạm Đọc trân trọng giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách này. 

 

Tags: