Tuy nhiên, sự ồn ào về thực phẩm này chẳng có gì mới mẻ cả. Từ năm 1910, tờ Washington Post đã xuất bản một bài báo phản bác lại những chế độ và lời khuyên dinh dưỡng nổi tiếng. Bài báo viết: “Trong tất cả các chủ đề thì thực phẩm là chủ đề lý tưởng nhất cho những ý tưởng quái gở.” Cụ thể, bài viết cung cấp danh sách 39 “trào lưu lựa chọn thực phẩm sai lầm” của một vị bác sĩ nào đó, chẳng hạn như những lời đồn:
Trái ngược với những điều trên, có vị bác sĩ kia nói rằng đường là “một trong những dạng dưỡng chất tốt nhất và rẻ nhất,” rau củ như cần tây và bông cải xanh thiếu nhiều chất dinh dưỡng, “kéo dài thời gian ăn tối” không tốt cho sức khỏe và rất nhiều người không ăn đủ lượng. Theo Ts. Robert J.Davis - tác giả của cuốn sách Detox, low-carb, thực phẩm hữu cơ…Tin đồn và sự thật - mà chúng ta tìm hiểu trong bài viết ngiúpày đoán, thì vị bác sĩ đó sẽ lý luận rằng hàng triệu người trong số chúng ta ngày nay đang làm đúng khi liên tục nhồi nhét những thứ đồ ăn nhanh tiện lợi, chứa đầy đường, và chẳng bao giờ đụng vào bông cải xanh hay cải bó xôi.
Bài báo hẳn sẽ hữu ích hơn nếu chỉ đưa ra quan điểm của những thứ “quái gở”.
Ngày nay, việc phân biệt nguồn tin nào đáng tin cậy khó hơn rất nhiều so với 100 năm trước. Theo điều tra gần đây của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), hơn hai phần ba dân số Mỹ đồng tình với quan điểm “có quá nhiều lời khuyên về cách ăn uống lành mạnh, thật khó để biết phải tin vào nguồn nào”. Chúng ta đang phải đối mặt với một núi tin tức về chế độ ăn từ các kênh thông tin, các công ty thực phẩm, các hội nhóm sức khỏe, các cơ quan chính phủ, những người nổi tiếng, những tác giả của các cuốn sách dinh dưỡng và tất nhiên cả Internet, nơi cung cấp các thông tin từ những người là chuyên gia tự xưng, có khả năng tiếp cận độc giả toàn cầu chỉ bằng cách gõ bàn phím.
Những lời khuyên đó thường mâu thuẫn đến điên rồ. Cà phê không tốt cho sức khỏe của bạn. Không, đợi đã, nó tốt chứ. Chất xơ ngăn ngừa ung thư đại tràng. Không, không hề đâu nhé. Chất béo làm tăng cân. Sai rồi, tinh bột mới làm tăng cân. Hãy ăn uống theo tháp dinh dưỡng khuyến nghị của nhà nước. Quên đi, ăn một đĩa là đủ. Và danh sách này vẫn cứ thế kéo dài.
Nếu đang bối rối không biết nên tin vào đâu thì bạn đã tìm đến đúng nơi rồi đó. Trong cuốn Detox, low-carb, thực phẩm hữu cơ... tin đồn và sự thật, Ts. Robert J.Davis sẽ đưa ra những điểm mấu chốt về một loạt các chế độ ăn phổ biến và những khuyến cáo dinh dưỡng vừa nhanh chóng lại dễ tiêu hóa.
Với vai trò là một nhà báo về sức khỏe, Robert J.Davis luôn thực hiện bổn phận của mình mọi lúc, mọi nơi, dù là ở nhà hay ở nơi làm việc, trong các bài phát biểu hay các cuộc gặp mặt mang tính xã hội. Ông thường xuyên trả lời các câu hỏi về chế độ ăn và sức khỏe. Bữa ăn tối với bạn bè và người thân dường như sẽ không trọn vẹn nếu không có ai đó giơ ra trước mặt ông một cái hộp hoặc chai gì đó và hỏi liệu những chất trong đó có tốt cho sức khỏe hay không.
Nhưng trớ trêu thay, chúng ta lại càng thêm bối rối đúng vào thời điểm các nhà khoa học hiểu về dinh dưỡng hơn bao giờ hết. Chuyên ngành này phát triển nhanh chóng trong vài thập kỷ gần đây, cung cấp những hiểu biết sâu sắc về những điều tốt và xấu cho sức khỏe.
Thế thì tại sao chúng ta lại bối rối? Những người mới bắt đầu thường tìm hiểu về chế độ ăn và sức khỏe từ những mẩu tin tức vụn vặt. Điều này dễ khiến chúng ta lạc lối. Phương tiện truyền thông, nguồn thông tin chính của chúng ta, thường chỉ đưa tin về những tiến bộ khoa học với những trích đoạn ngắn không có bối cảnh. Điều này giống như việc chỉ tiết lộ một mảnh nhỏ của bức tranh ghép hình. Chúng ta không biết sự liên quan giữa các mảnh ghép, vị trí của nó trong bức tranh hay là bức tranh trông như thế nào.
Tương tự, khi chúng ta nghe về một nghiên cứu trong một hoàn cảnh biệt lập, rất khó để đưa ra kết luận chính xác. Ví dụ, chỉ vì một nghiên cứu cho thấy mận làm biến dạng tai của bạn không có nghĩa là điều đó hoàn toàn đúng. Nhưng cho dù các phương tiện truyền thông miêu tả nghiên cứu một cách rõ ràng nhưng lại thất bại trong việc đưa thông tin đó vào bối cảnh cụ thể, cuối cùng chúng ta sẽ tin rằng mận không tốt.
Sau đó, một nghiên cứu khác chỉ ra rằng mận an toàn, chúng ta bắt đầu cảm thấy bối rối và không biết nên tin vào đâu vì các nhà khoa học cũng bất nhất. Nhưng vấn đề không nằm ở khoa học hay các nhà khoa học. Nó nằm ở việc hiểu sai thông tin khoa học - những kết luận chưa chuẩn xác chỉ dựa vào một mảnh của bức tranh ghép hình.
Sự bối rối của chúng ta cũng bắt nguồn từ những thông tin khoa học có chủ đích. Nhiều người khuyên chúng ta về chế độ ăn và dinh dưỡng vì mục đích nào đó, có thể là để bán sản phẩm, quảng cáo một phương thức giảm cân hoặc đơn giản chỉ để gây được sự chú ý. Họ đã chọn sai và chỉ chọn những nghiên cứu nghiêng về hướng ủng hộ cho giả thuyết của họ. Chẳng hạn, một công ty cố gắng tiếp thị sản phẩm nước uống trái cây đặc biệt sẽ tuyên bố rằng thành phần đã được kiểm định và chứng minh là giúp bạn giảm cân. Nghe có vẻ thuyết phục đấy, trừ khi bạn biết rằng việc kiểm nghiệm đó diễn ra trên chuột và kết quả có thể không đúng trên người.
Trong cuốn sách này, Robert J.Davis sẽ giúp bạn có cái nhìn xa hơn về những mẩu thông tin vụn vặt, cung cấp một cái nhìn xuyên suốt, không thiên kiến về những điều khoa học thực sự nói về khuyến cáo dinh dưỡng và sức khỏe mà bạn thường nghe. Khi đọc cuốn sách này bạn hãy coi Robert J.Davis là một trọng tài về dinh dưỡng - người có thể đánh giá khách quan các khuyến cáo dinh dưỡng và chỉ ra đúng sai mà không hề sợ hãi hay thiên vị. Robert J.Davis có thể làm vậy vì ông đã dựa vào những gì mình được đào tạo về dịch tễ học và thống kê sinh học cũng như kinh nghiệm báo cáo về dinh dưỡng và sức khỏe trong hơn 20 năm qua.
Robert J.Davis cũng sẽ tập trung vào những câu hỏi thường nhận được hoặc những lời khuyên dinh dưỡng mà mình đọc được. Dù bạn sẽ không tìm thấy ở đây câu trả lời cho mọi câu hỏi về chế chế độ ăn và sức khỏe, nhưng hy vọng rằng rất nhiều trong số đó sẽ được trả lời một cách thỏa đáng. Và cuốn sách cũng có nhiều câu trả lời sẽ khiến bạn ngạc nhiên đấy.
- Trạm Đọc -