Các tác giả nổi tiếng thích làm việc trong không gian như thế nào?
Các tác giả nổi tiếng thích làm việc trong không gian như thế nào?
Môi trường, không gian làm việc không những giúp các nhà văn sáng tạo câu chuyện của mình, mà đôi khi nơi ấy còn tiết lộ nhiều điều về tính cách của họ. Hãy cùng Trạm tìm hiểu về không gian làm việc của 6 nhà văn nổi tiếng nhé! Mỗi người đều có câu chuyện rất riêng để kể về không gian làm việc của mình. 

 

1/ Emily Dickinson ẩn dật trong nhạc viện

 

Không có gì lạ khi các nhà văn tự cô lập mình, nhưng trong trường hợp của Emily Dickinson, chúng ta đang nói về một trong những linh hồn ẩn dật nhất trong thế giới văn học.

Emily Elizabeth Dickinson sinh ra ở Amherst, Massachusetts. 55 năm cuộc đời bà đã trải qua trong sự yên bình và tĩnh lặng của nhạc viện - nơi người ta tin rằng bà đã viết phần lớn thơ của mình. 

Nhạc viện đã thúc đẩy niềm đam mê của bà với cây cối và làm vườn, đồng thời cung cấp bối cảnh hoàn hảo cho quá trình sáng tác thơ ca. Người ta nói rằng vào mùa hè, Emily sẽ dành nhiều giờ đồng hồ để ngồi trong nhà kính mái vòm kiểu Ý mà cha bà đã xây dựng - nơi bà mơ mộng, suy tư, tưởng tượng và tạo ra những câu thơ truyền cảm hứng cho cả một thế hệ thi sĩ trên khắp thế giới. 

Bà thấy mình thoải mái nhất khi được ở nhạc viện. Bà sống hòa hợp với thiên nhiên, giữa những bông hoa mao lương, dương xỉ, hoa vòi voi và hoa nhài mà bà đã sưu tầm trong nhiều năm. 

Vì tính cách hướng nội, Emily không muốn chia sẻ những bài thơ củ mình với bất kỳ ai. Mãi cho đến sau khi bà qua đời vào năm 1886, tác phẩm văn học của bà mới được phổ biến. 

Em gái bà, Lavinia Norcross Dickinson, đã phát hiện ra các bản thảo và thực hiện sứ mệnh của mình là chia sẻ thơ của Emily với thế giới. Nếu không có Lavinia, thơ của Emily sẽ kết thúc với cuộc đời của bà. 

 

 

2/ Roald Dahl và túp lều của mình

 

Nếu bạn đủ may mắn để có cơ hội đến thăm bảo tàng Roald Dahl, bạn sẽ biết rằng trước khi trở thành một tiểu thuyết gia, ông đã có một cuộc đời phi thường: là phi công, điệp viên, sau đó là một nhà ngoại giao trong thế chiến II. Nếu may mắn hơn nữa, có lẽ bạn sẽ có cơ hội bước vào nhà kho trong vườn, nơi Roald Dahl đã viết nhiều câu chuyện nổi tiếng nhất - 'túp lều viết lách' của ông.

Người ta thường nói những thứ hoành tráng nhất thường được tạo ra ở những nơi khiêm tốn nhất. Đó là lý do tại sao ‘túp lều viết lách’ của Roald Dahl là một địa điểm mang tính biểu tượng trong văn học thiếu nhi. Đây là nơi ông đã tạo ra những:”The Witches”,  “Cô bé Matilda”, “James và quả đào khổng lồ”, “BFG Người khổng lồ thân thiện”, “Charlie và nhà máy sô cô la”, “Fantastic Mr Fox” (Ngài cáo tuyệt vời)...

Căn phòng nhỏ cũ kỹ, tối tăm, tồi tàn, có thể không được long lanh như trong tưởng tượng của bạn, nhưng nó lại có sức hấp dẫn kỳ lạ.

Bạn có thể tưởng tượng người đàn ông vĩ đại ngồi thẳng trên chiếc ghế bành cũ nát của mình với chiếc chăn sờn trong lòng và kẹo cao su vị bánh việt quất trên lưỡi.

Người ta cũng nói rằng Dahl sẽ dành bốn giờ mỗi ngày để ở trong túp lều này, dùng bút chì viết những ý tưởng lên tờ giấy ngả vàng đặc trưng. Thậm chí đến ngày nay, mùi thuốc lá vẫn còn vương lại như một dấu ấn thầm lặng. 

 

 

3/ Stephen King và ngôi nhà trên đồi

 

Bangor, Maine - một thị trấn ảm đạm, nơi những cây thông cao chót vót để lại những bóng đen dài. Từ tầng áp mái trong ngôi nhà thời Victoria, Stephen King chăm chăm nhìn vào hàng đống giấy chất xung quanh, trong đầu toàn là những suy nghĩ phức tạp nhưng tài tình. Đó là một ngày bình thường tại nơi làm việc của người đàn ông được mệnh danh “Vua kinh dị”.

Dường như, trong khi viết, đề tạo ra những điềm báo thực sự, tác giả phải hòa mình vào môi trường xung quanh, phải điều chỉnh bầu không khí xung quanh sao cho đến chính tác giả cũng phải cảm thấy bất an. 

Dinh thự của Stephen King ở Maine là một ví dụ hoàn hảo về bầu không khí ấy.

Ngôi nhà ma ám cổ điển với cánh cổng sắt, rèm cửa chắp vá chi chít thỉnh thoảng lay động, những ô cửa sổ bụi bặm hướng ra những lối đi mà chắc chắn bạn chẳng muốn bước đi ở đó, và còn cánh cửa trước như thể không chào đón những vị khách ghé thăm. 

Đây là nơi những 'Salem’s Lot’, ‘Pet Sematary’(Nghĩa địa thú cưng), ‘The Shining’ (Thị kiến) và vô số tiểu thuyết, truyện ngắn khác ra đời, đưa thể loại kinh dị lên một tầm cao mới trong 30 năm qua. 

Đi dạo xuống đồi vào thị trấn Bangor và bạn sẽ cảm nhận được ảnh hưởng không thể chối cãi của nó đối với thị trấn hư cấu Derry – nơi bị khủng bố bởi Pennywise. 

Căn phòng gác mái chính là “thánh địa nỗi sợ” rất riêng của Stephen King, nơi nỗi kinh hoàng liên tục được sinh ra.

 

 

4/ J. K. Rowling thích ngồi viết ở tiệm cà phê

 

“Viết lách và cà phê liên kết chặt chẽ trong não của tôi…”

Ngày xửa ngày xưa, trong khi ai đó đang pha một bình rượu bá tước trong quán cà phê Elephant ở Edinburgh, thì Joanne Rowling đang ngồi cách đó vài bàn và pha chế Thuốc đa dịch… trong trí tưởng tượng của cô ấy. 

Những cảm hứng ban đầu cho Harry Potter được tạo ra tại tiệm Elephant House (Scotland). Tại đây, Joanne không quan tâm đến dòng người hối hả, nhộn nhịp đến và đi, bà lạc vào thế giới riêng của mình. Một thế giới mà bà mang đến cho hơn 500 triệu người. 

Thời điểm ấy, bà là mẹ đơn thân, sống nhờ tiền trợ cấp. Những khái niệm ban đầu về Tử thần thực tử hút linh hồn trong tập thứ 3 được sinh ra từ cảm giác chán nản và cô đơn mà bà trải qua trong thời điểm đó. 

Từ Elephant House, bà thường hướng mắt ra cửa sổ. Vẻ thần thoại vượt thời gian của Edinburgh là bối cảnh hoàn hảo cho Hogwarts. Bà quan sát mọi người đi lại trên những con đường rải sỏi. Và tưởng tượng họ là những người trẻ đang đi làm trong một Hẻm Xéo ngoài đời thực. 

Quán cà phê chính là biểu tượng về nguồn gốc của Harry Potter, là nơi tạo nên câu chuyện đầy cảm hứng của J. K. Rowling.

 

 

5/ Neil Gaiman viết lách ở vọng lâu

 

Tâm trí của nhà văn gốc Anh luôn sống trong sách, và cơ thể ông thường được tìm thấy đang viết trong vọng lâu ở cuối khu vườn Wisconsin. 

Nơi đây đủ xa để sóng wifi của ngôi nhà không làm phiền ông. Khi này, Neil Gaiman chỉ có 2 lựa chọn: Hoặc là không làm gì, hoặc là viết. 

Mặc dù lựa chọn không làm gì rất hấp dẫn nhưng sự hấp dẫn này sẽ mất đi chỉ sau năm phút. Vì vậy, ông chọn viết. 

Một ngày, ông viết tiểu thuyết bằng bút mực xanh. Và hôm sau, ông viết bằng mực đen. Việc này giúp ông theo dõi được năng suất theo ngày của mình. 

Vào mùa đông, ông sẽ quấn một chiếc khăn quàng cổ dày kiểu Doctor Who. Sau khi hoàn thành công việc trong ngày, ông mang các lọ mực vào trong nhà để chúng không bị đóng băng.

Chính trong vọng lâu này, Neil đã viết xong cuốn ‘The Graveyard Book’ - một câu chuyện ông đã ngừng viết trong hơn một thập kỷ vì cảm thấy nó không đủ hay. Chỉ sau khi đọc chương thứ tư cho con gái, mọi thứ mới thay đổi. Khi ấy, cô bé hỏi: “Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo?” Ai biết! Nếu không có cuộc đối thoại ấy, Neil Gaiman có thể đã từ bỏ ‘The Graveyard Book’ và vọng lâu này sẽ không bao giờ chứng kiến ông hoàn thành bản thảo. Và có thể chúng ta sẽ không bao giờ đọc về khoảnh khắc bé Bod bò vào nghĩa địa vào cái đêm định mệnh đó…

 

 

6/ Charles Dicken và góc nghiên cứu dưới ánh nến

 

“Cảm thông với người nghèo, người đau khổ, người bị áp bức; và khi qua đời, một trong những nhà văn vĩ đại nhất của nước Anh đã biến mất khỏi thế giới.” 

Đây là những dòng chữ được ghi trên bia mộ của Charles Dickens tại nơi an nghỉ của ông ở Poet's Corner, Tu viện Westminster.

Dù là người thật nhưng Dickens được xem như chỉ có trong thần thoại, giống những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông: ‘Ebenezer Scrooge’, ‘Oliver Twist’, ‘Nicholas Nickleby’ và ‘David Copperfield. Các nhân vật đều được tạo ra trong góc nghiên cứu thời Victoria thế kỷ 19. 

Dickens viết với cây bút lông ngỗng trong tay, ngọn lửa đang cháy lách tách, nét mực lấp lánh dưới ánh nến ngay trước khi nó khô lại trên giấy da. 

Người ta nói Dickens luôn ngồi viết ở chiếc bàn quen thuộc của mình, ngồi trên chiếc ghế quen thuộc của mình - những thứ bạn có thể nhìn thấy tại Bảo tàng Charles Dickens ở London.

Trên thực tế, bảo tàng là ngôi nhà ban đầu nơi Dickens sống cùng vợ con, số 48 phố Doughty - và nơi này tràn ngập những kỷ niệm.

Một căn phòng đầy mê hoặc mà ngày nay vẫn có cảm giác như nó bị ám ảnh bởi Bóng ma Giáng sinh trong quá khứ.

 

Theo: Conservatory Land

 

Tags: