1/ Khắc họa bức tranh lịch sử Nam Kỳ
Qua những ghi chép về các sự kiện lịch sử diễn ra trên đất Nam kỳ, đặc biệt là cùng với gần 150 tranh/ảnh sống động, có giá trị về Nam kỳ, trong đó có 24 trang in tranh/ ảnh màu, cuốn sách đã mang đến cho độc giả những góc nhìn khác về con người và vùng đất, nhằm minh họa cho các sử kiện được nhắc đến rải rác trong sách, và cũng để giới thiệu đến độc giả những hình ảnh quý giá về Nam kỳ một thuở qua góc nhìn của người phương Tây.
Khi in lại tranh/ảnh xưa, ngoài những dòng chú thích nội dung tranh/ảnh, tác giả cũng cung cấp thêm các thông tin: bản phác thảo của ai, hình họa của ai, và ai là thợ khắc… nhằm góp phần đưa ra ánh sáng tên tuổi những nghệ sĩ giúp lưu giữ hình ảnh Việt Nam trong quá khứ.
>> Đọc thêm về cuốn sách Khắc họa bức tranh lịch sử Nam Kỳ
2/ Đường tới Quốc hội của nữ Nghị sĩ Pháp gốc Việt đầu tiên
Sinh ra ở Việt Nam, tới Pháp năm mười một tuổi dù không biết tiếng Pháp, vài năm sau Stéphanie Do đã trở thành nghị sĩ Quốc hội của 68 triệu công dân.
Cô đã đạt tới vị trí này nhờ lòng ngoan cường, ham muốn thành công và cống hiến vì người khác. Không gì có thể làm suy suyển quyết tâm của cô, một quyết tâm giúp cô đánh bại mọi dự đoán. Kể cả nỗi đau buồn khi rời bỏ quê hương đến định cư ở Pháp, vạ vật từ trại tị nạn này qua trại tiếp nhận khác cùng gia đình. Kể cả những khó khăn về vật chất mà cô phải đối diện, cùng ba người anh trai, mẹ là một người kinh doanh buôn bán và cha là một giáo sư toán có bằng cấp ở Việt Nam nhưng không được công nhận ở Pháp. Cha mẹ cô đã phải bỏ lại tất cả ở Việt Nam để tiếp tục hành trình tìm kiếm tương lai xán lạn hơn cho con cái mình. Stéphanie Do đã chứng tỏ bản thân xứng đáng với sự kỳ vọng này. Cô đã nắm bắt mọi cơ hội mà nước Pháp mang đến cho mình và đã đền đáp cho nước Pháp gấp trăm lần.
Khi đọc xong “Đường tới Quốc hội của nữ Nghị sĩ Pháp gốc Việt đầu tiên”, bạn sẽ nhận được đáp án cho câu hỏi: “Làm thế nào mà tôi lại được bầu làm đại biểu Quốc hội?” và “Hãy cùng tôi bước vào địa hạt thấm nhuần ý chí, kiên định, khổ luyện và đầy thách thức nhé.” – Stéphanie Do
>> Đọc thêm về cuốn sách Đường tới Quốc hội của nữ Nghị sĩ Pháp gốc Việt đầu tiên
3/ Bộ sách kinh điển về pháp luật
Cuốn sách “Về pháp quyền” trình bày ngắn gọn về lịch sử các nguyên tắc pháp quyền, tám yếu tố cơ bản tóm gọn bản chất của khái niệm này, đồng thời thảo luận những căng thẳng đối với pháp quyền đến từ chủ nghĩa khủng bố quốc tế thông qua 3 phần chính:
Ý tưởng cốt lõi của cuốn sách “Một lý thuyết về công lý” là “công lý như là sự công bằng”, được đặt trên nền tảng của tự do bình đẳng của những cá nhân duy lý (rational individuals) trong một trật tự xã hội mong muốn đạt được sự bình đẳng về cơ hội và phần lợi ích được phân phối cho mọi người, đặc biệt là những người thiệt thòi nhất. Tác phẩm được chia thành 3 phần:
>> Đọc thêm về Bộ sách kinh điển về pháp luật
4/ Hawking Hawking - Câu chuyện về một huyền thoại khoa học
Hawking Hawking: Câu chuyện về một huyền thoại khoa học không phải một cuốn sách “giải thần tượng”, đây là một cuốn sách tiểu sử nghiêm túc, với nguồn tài liệu phong phú, cách viết quay ngược thời gian đầy sắc sảo, Hawking đã hiện lên trong tính toàn vẹn nhất của mình. “Một con người thực sự: nóng nảy, kiêu ngạo và nhẫn tâm, đồng thời ấm áp, hóm hỉnh và thông minh. Phức tạp. Lôi cuốn. Phi thường”.
Cuốn sách dành cho những ai quan tâm đến thế giới Vật lý học, đặc biệt là Vật lý lý thuyết, và hơn cả, những ai quan tâm đến Hawking.
>> Đọc thêm về cuốn sách Hawking Hawking - Câu chuyện về một huyền thoại khoa học
5/ Một cuộc đời dang dở: John F. Kennedy, 1917 - 1963
Cuốn sách "Một cuộc đời dang dở: John F. Kennedy 1917-1963" mô tả bức chân dung chính xác về Tổng thống John Fitzgerald Kennedy.
Tác giả Robert Dallek, một trong những nhà sử học đáng kính nhất ở Mỹ, mô tả Kennedy là “một con người với đầy đủ những đức tính và những thiếu sót khiến ông dường như vừa phi thường lại vừa bình thường - một con người có trí tuệ khác thường, có mục đích, kỉ luật và óc phán đoán tốt, đồng thời vẫn có nhiều vấn đề về sức khỏe thể chất và cảm xúc”.
Cuốn sách khiến cho người ta thêm yêu lịch sử và cũng cay đắng nhận ra rằng, lịch sử là lịch sử, không có “giá như”. Nhưng nhiều học giả, nhà phân tích chính trị vẫn đưa ra giả thiết, nếu Kennedy còn sống đến nhiệm kì thứ hai, thì có khả năng quân Mỹ sẽ không đổ bộ vào miền Nam Việt Nam để rồi mất hơn 50 ngàn sinh mạng, và để lại một “hội chứng Việt Nam” day dứt trong lòng nước Mỹ, như cách mà B. Johnson đã quyết định.
>> Đọc thêm về cuốn sách Một cuộc đời dang dở: John F. Kennedy, 1917 - 1963
6/ Việt Nam văn hóa sử cương
Việt Nam văn hoá sử cương là một trong những công trình quan trọng nhất của học giả Đào Duy Anh. Trên quan niệm súc tích “văn hóa là sinh hoạt”, Đào Duy Anh đã bao quát tất cả các mảng sinh hoạt kinh tế, sinh hoạt chính trị - xã hội, và sinh hoạt trí thức, do đó đã tóm tắt, phác họa và minh định được ở chừng mực nào đó lược sử văn hóa của người Việt như một dân tộc, một văn hóa. Nhưng còn hơn thế, ông chỉ ra cả những biến đổi của văn hóa Việt Nam ở thời đoạn Âu hóa, với sự rạn vỡ, hoặc biến đổi của những giá trị cũ và sự lên ngôi của những giá trị mới.
Việt Nam văn hóa sử cương luôn được đánh giá là một trong những công trình đặt nền tảng cho sự hình thành ngành văn hóa học Việt Nam hiện đại.
>> Tìm hiểu thêm về cuốn sách Việt Nam văn hóa sử cương
7/ Tang lễ của người An Nam
Công trình Tang lễ của người An Nam của học giả người Pháp Gustave Dumoutier (1850 – 1904) về tang lễ của người Việt Nam, cũng như nhiều công trình khác do người Việt biên soạn, là những nghiên cứu cơ bản về phong tục tập quán người Việt, thông qua một trong hai tập tục lớn có ảnh hưởng đến cuộc đời con người và dân tộc là hôn nhân và tang lễ.
Trong cuốn sách, tác giả đã tái hiện chân thực cách thực hiện các nghi lễ trong một đám tang kể từ khi một người đang hấp hối tới lúc ngừng thở, từ khi nhập quan cho đến lúc chôn cất cùng hàng loạt lời kinh, bài khấn, câu chú, bùa phép để xua đuổi ma quỷ.
Bên cạnh đó, sách còn cung cấp cho độc giả vô số bức vẽ, minh họa cổ vừa chi tiết vừa sống động, cùng những mẫu bùa chú khác thường, hiếm thấy.
>> Tìm hiểu thêm về cuốn sách Tang lễ của người An Nam
8/ Hội kín xứ An Nam
Cuốn sách này nghiên cứu về hội kín ở xứ An Nam, khởi từ sự bất ngờ và ngỡ ngàng của người Pháp về chuỗi sự kiện mưu loạn bạo động diễn ra ở khắp 3 kỳ vương quốc An Nam kéo dài từ cuối thế kỷ 19 đến trước năm 1930; đặc biệt là sự kiện 1913 ở Chợ Lớn (Phan Xích Long và các huynh đệ) và vụ Khám Lớn Sài Gòn năm 1916. Georges Coulet đã không hiểu làm thế nào mà tại cùng một thời điểm, ở khắp nơi trên toàn cõi Nam kỳ lại đồng loạt bùng nổ khởi nghĩa.
Cuốn sách dành cho những ai thấy tò mò về các hội kín; phù thủy; nhà sư, chùa chiền và hội kín; những nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu về bối cảnh xã hội Việt Nam thời xưa: Việt Nam Quang Phục Hội, Hội Duy Tân… Hay những ai cần tài liệu tham khảo về hoạt động khởi nghĩa, bạo động của giai đoạn trước năm 1930 và bối cảnh lịch sử của một giai đoạn sôi sục các phong trào chống Pháp ở cả 3 xứ Bắc, Trung và Nam kỳ.