6 nhà văn nổi tiếng thế giới nhưng luôn phải sống trong cảnh túng thiếu
6 nhà văn nổi tiếng thế giới nhưng luôn phải sống trong cảnh túng thiếu
Hình ảnh nhà văn túng quẫn đã ăn sâu vào trí tưởng tượng của quần chúng. Nhà văn là những người viết cho đến khi nhớ ra mình phải ăn, sau đó phải ăn kham khổ để tối ưu hóa ngân sách của mình. Mặc dù đây là hình ảnh của hầu hết các nhà văn, nhưng vẫn có một số tác giả nổi tiếng nhưng hầu như không kiếm được xu nào bằng việc viết lách. 

 

1/ H.P. Lovecraft

 

Lovecraft là một nhà văn người Mỹ có một cuốn “tiểu thuyết kỳ lạ” có ảnh hưởng lâu dài. Đó chính là cuốn sách “Lời hiệu triệu của Cthulhu”, một tuyển tập các tiểu thuyết ngắn và truyện ngắn có mối liên hệ với nhau, đã truyền cảm hứng cho các tác giả từ Stephen King đến Alan Moore. 

Từ Lovecraftian đã được sử dụng để mô tả “vũ trụ kinh dị” thương hiệu của ông và bản thân Cthulhu cũng thường xuyên xuất hiện trong văn hóa đại chúng.

Mặc dù làm việc cả đời với tư cách là một nhà văn, nhưng ông không bao giờ có thể kiếm đủ tiền để trang trải ngay cả những chi phí cơ bản nhất. Vào những thời điểm tồi tệ nhất của cuộc đời, ông buộc phải bỏ bữa để mua tem bưu chính.

Một dự án đã được lên kế hoạch với Harry Houdini vốn có thể mang lại cho ông rất nhiều tiền lại phải dang dở sau cái chết của Houdini. Việc thiếu nhạy bén trong kinh doanh cũng khiến ông gặp khó khăn; ông đã từng không trả lời lời mời của một nhà xuất bản cho bất kỳ cuốn tiểu thuyết đã sẵn sàng xuất bản nào của mình.

Lovecraft, người luôn khao khát kiếm sống bằng nghề nhà văn, qua đời năm 1937 vì bệnh ung thư ở tuổi 46. 

 

2/ Franz Kafka

 

Kafka là nhà văn người Cộng hòa Séc sống và làm việc tại Praha vào đầu thế kỷ 20. Những cuốn sách của ông thường tập trung vào quyền lực của các bộ máy quan liêu, các hệ thống Byzantine cố gắng thăng tiến bản thân và những nét biệt lập của cuộc sống hiện đại.

Trong số các tác phẩm của ông, “The Metamorphosis” (Hóa thân) và “The Trail” đều  truyền cảm hứng cho các triết gia theo chủ nghĩa hiện sinh và có ảnh hưởng đến văn học đến mức từ “Kafkaesque” được tạo ra để mô tả phong cách của ông.

Giống như Lovecraft, Kafka đã xuất bản một số tác phẩm trong đời mình. Tuy nhiên, Kafka giữ phần lớn tác phẩm cho riêng mình và yêu cầu đốt chúng sau khi ông qua đời. Nhưng bạn bè của ông đã đem chúng đến nhà xuất bản. 

Không thể tự nuôi sống bản thân bằng việc viết lách, Kafka nhận một số công việc mà cho ông thời gian viết lách vào buổi tối, bỏ qua những công việc chiếm quá nhiều thời gian của ông. Ông đã có một thời gian dài làm nhân viên bảo hiểm tại một cơ quan an toàn lao động, nơi ông có thể đã phát minh ra mũ cứng.

Kafka tương đối ít được biết đến khi còn sống nhưng đã trở nên nổi tiếng gần như ngay lập tức sau khi ông qua đời vì bệnh lao ở tuổi 40. 

 

3/ Emily Dickinson

 

Emily Dickinson là một nhà thơ người Mỹ đã viết gần 1800 bài thơ, trong đó chưa đến chục bài được xuất bản trong suốt cuộc đời của bà và thường được biên tập rất nhiều. Thơ của Dickinson được xuất bản liên tục kể từ khi bà qua đời vào năm 1890 và được đánh giá cao.

Dickinson đã viết rất nhiều trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ và tiếp tục trao đổi thư từ với những người khác để nhận được phản hồi về phong cách thử nghiệm của mình. Bà, giống như Kafka, đã yêu cầu đốt giấy tờ của mình sau khi bà qua đời vào năm 1886.

Thật may mắn cho chúng ta là lời hứa đó đã không được thực hiện. Em gái của bà  đã tìm thấy kho thơ chưa xuất bản và cho in chúng bốn năm sau khi bà mất.

 

4/ Marcel Proust

 

Là một nhà văn người Pháp vào đầu thế kỷ 20, Proust nổi tiếng với tác phẩm hoành tráng “Đi tìm thời gian đã mất”, một phần trong đó chỉ được xuất bản sau khi ông qua đời. Nó thường được coi là một trong những cuốn tiểu thuyết hay nhất từng được viết.

Ông miễn cưỡng làm những công việc khác, từng đảm nhận một vị trí tại thư viện và nghỉ ốm kéo dài đến mức tưởng chừng như đã nghỉ hẳn. Ông sống với bố mẹ và sau đó được thừa kế tài sản. Mặc dù Proust kiếm được một số tiền từ việc viết lách nhưng những tác phẩm của ông không được đánh giá cao mãi cho đến sau khi ông qua đời ở tuổi 51. 

 

5/ Edgar Allen Poe

 

Một nhà văn người Mỹ hầu như không cần bất kỳ lời giới thiệu nào. Poe là bậc thầy về kinh dị Gothic và là người phát minh ra thể loại tiểu thuyết trinh thám. Các tác phẩm của ông được yêu cầu đọc trong các lớp văn học nào ở Mỹ và tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, “The Raven”, đã được ghi âm và chuyển thể vô số lần. 

“The Raven” cực kỳ nổi tiếng khi xuất bản và mang về cho Poe chính xác 9 đô la. Ông là tác giả người Mỹ nổi tiếng đầu tiên cố gắng kiếm sống bằng nghề viết lách độc lập. Thông thường, ông phải kiếm thêm một số công việc khác. 

Người ta tìm thấy ông trong tình trạng mê sảng trong một rãnh nước ở Baltimore và chết không rõ nguyên nhân tại một bệnh viện gần đó. Một số cuốn tiểu sử nổi tiếng thậm chí còn miêu tả sai sự thật hòng xúc phạm ông, tạo ra hình ảnh ông là một kẻ suy đồi đã kiếm được rất nhiều tiền. 

 

6/ Friedrich Nietzsche

 

Là một triết gia người Đức, người đồng sáng lập chủ nghĩa hiện sinh, Nietzsche đã có ảnh hưởng to lớn đến triết học, chính trị, tâm lý học và là hình mẫu cho các triết gia. Các tác phẩm của ông thường được tham khảo bởi những người không biết họ đang nói về điều gì, và ngay cả với những người chưa bao giờ nghiên cứu triết học thì ông vẫn là một triết gia nổi tiếng. 

Ông từ bỏ sự nghiệp học thuật, nơi ông được phong làm giáo sư ngay sau khi tốt nghiệp đại học, để cố gắng kiếm sống bằng nghề nhà văn và triết gia độc lập. Ông không thể kiếm được nhiều tiền từ việc bán sách và thường phải xin xỏ bạn bè. Điều này không làm ông nản lòng, và ở đỉnh cao của sự nghiệp viết lách, ông đã cho ra đời mỗi năm 1 cuốn sách. Vào thời điểm qua đời, ông đã có chút danh tiếng, từ các bài viết của mình. 

 

- Trạm Đọc

- Theo Big Think

 

Tags: