Nhưng niềm tin của chúng ta không bao giờ hoàn toàn đúng. Trên thực tế, về mặt tâm lý mà nói, chúng ta là những “robot bằng xương bằng thịt” dễ mắc sai lầm, bị cảm xúc điều khiển, tự mâu thuẫn và đôi khi bị rối loạn chức năng đến mức làm những việc ngớ ngẩn.
Vì vậy, nếu chúng ta chấp nhận điều này làm điểm khởi đầu thì:
Và vấn đề tiếp theo sẽ là: “Làm sao tôi biết được niềm tin nào của mình là sai?”
Chúng ta có thể áp dụng quy trình nào để tự vấn bản thân và phát hiện ra những niềm tin sai lầm của mình trước khi chúng làm chúng ta thất vọng?
Để xem nào, điểm khởi đầu hợp lý sẽ là nêu tên nhiều niềm tin sai lầm phổ biến nhất mà chúng ta có xu hướng tin theo. Đúng vậy, có những niềm tin và giả định cơ bản không có nhiều cơ sở thực tế nhưng bạn và tôi thường tin vào.
Mục đích của bài viết này là giúp bạn bắt đầu đặt câu hỏi về những niềm tin và giả định cơ bản này. Sau đó, lý tưởng nhất là khả năng tự vấn đó sẽ mở rộng sang những niềm tin khác mà bạn có.
Niềm tin sai lầm thứ nhất: “Tôi biết chính xác phải làm gì”
Thoạt đầu, điều này có vẻ như là một niềm tin mang lại sức mạnh. Lý do là nếu bạn tin rằng bạn biết mình đang làm gì, bạn sẽ tự tin hơn vào việc mình đang làm và nếu bạn tự tin hơn vào việc mình đang làm, bạn sẽ làm tốt hơn.
Nhưng đây chỉ là biến thể của câu nói xưa như Trái đất: “Hãy tin vào chính mình!” Nghe cũng hay đấy, nhưng thực tế không có tác dụng gì nhiều.
Hãy nghĩ về tất cả những người bạn biết trong đời hoàn toàn là những kẻ ngốc, nhưng họ dường như bị thuyết phục rằng họ biết mình đang làm gì.
Thấy chưa? Trong một vài tình huống, sự tự tin có thể là một vấn đề.
Nghiên cứu cho thấy rằng nếu bạn có niềm tin quá mạnh mẽ về những gì bạn đang làm, bạn sẽ biện minh cho rất nhiều điều nhảm nhí của chính mình. Bạn sẽ ít cởi mở hơn với những phản hồi mang tính xây dựng. Và bạn có thể sẽ bỏ qua rất nhiều ý tưởng hay cũng như những lựa chọn khác tốt hơn.
Nói cách khác, đó là ranh giới mong manh giữa việc “biết mình đang làm gì” và cái tôi cao ngất.
Thuốc giải cho cái tôi này chỉ đơn giản là chấp nhận sự thật rằng bạn có thể không biết mình đang làm gì. Người xưa cũng nói rằng, sự khác biệt giữa môt chuyên gia và một gã gà mờ là ở chỗ: chuyên gia nhận thức được những gì họ không biết. Còn rất nhiều điều để nói về vấn đề này.
Trớ trêu thay, chính khả năng biết những gì họ không biết của chuyên gia lại cho khiến họ học hỏi thêm. Một lần nữa, nghiên cứu cho thấy khả năng thích ứng với thay đổi là một dấu hiệu về năng lực trong hầu hết mọi lĩnh vực của cuộc sống. Nhưng để thích ứng với sự thay đổi, ngay từ đầu bạn phải sẵn sàng chấp nhận sai lầm.
Nghe có vẻ đơn giản nhưng lại không hề dễ dàng đối với hầu hết chúng ta.
Niềm tin sai lầm thứ hai: “Thật không công bằng!”
Khi còn nhỏ, bạn muốn làm điều gì đó nhưng bố mẹ bạn nói rằng bạn không thể và bạn sẽ nói, "Thật không công bằng!" và họ sẽ trả lời: “Đời là thế đấy!”.
Ừ thì tôi cũng ghét điều này. Nhưng khi lớn lên, bạn bắt đầu thấy bố mẹ đã nói đúng. Cuộc sống không công bằng. Trên thực tế, bạn thậm chí không thể hình dung được tất cả các khía cạnh mà trong đó, một số người luôn gặp được điều tốt, số khác thì lúc nào cũng “xu cà na”.
Được rồi, bạn đã nghe được điều đó trước đây rồi. Vậy thì để tôi nói ra điều có thể khiến bạn choáng váng hơn đây.
Sẽ thế nào nếu vấn đề không phải là sự bất công của cuộc sống? Sẽ thế nào nếu vấn đề nằm ở định nghĩa của chúng ta về “công bằng”?
Rõ ràng, mọi con người tử tế, có tư duy đều tin rằng tất cả bình đẳng về mặt đạo đức - tức là, không có cuộc sống của cá nhân nào vốn có giá trị hơn hoặc quan trọng hơn cuộc sống của bất kỳ ai khác. Nhưng sau đó, nhiều người trong chúng ta suy ra giả định rằng tất cả chúng ta đều phải trải qua những niềm vui giống nhau và chịu đựng những nỗi đau giống nhau.
Vậy thì chả có ý nghĩa gì cả.
Suy cho cùng, làm sao chúng ta biết được đau khổ người khác chịu đựng lớn thế nào, ít hơn hay nhiều hơn chúng ta? Làm sao chúng ta biết được liệu điều gì đó khủng khiếp xảy ra hôm nay có phải là món quà tuyệt vời nhất của cuộc sống trong mười năm tới hay không? Hay những gì chúng ta yêu thích hôm nay sẽ hoàn toàn hủy hoại chúng ta trong một năm tới?
Hãy để việc tranh luận về “sự công bằng” cho tòa án. Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, toàn bộ ý tưởng về “sự công bằng” - chẳng hạn như cuộc sống “không công bằng” vì nền kinh tế suy thoái ngay khi tôi bắt đầu sự nghiệp, hay cuộc sống “bất công” vì anh trai tôi được nhận vào Yale còn tôi thì không, nó có thể gây ra nhiều vấn đề hơn là giải quyết.
Hãy nhìn xem, thật không “công bằng” khi tôi không đẹp trai như Brad Pitt hay tôi lớn lên ở một nơi thực sự thích máy kéo, hoặc tôi mắc một chứng bệnh di truyền hiếm gặp về máu có thể khiến tôi từ giã cõi đời khi mới 60 tuổi.
Nhưng dù sao thì tôi vẫn sẽ làm những việc ngu ngốc. Bực thật, vì những hạn chế đó mà tôi lại thường xuyên làm những việc ngu ngốc. Đó mới là cái đáng nói.
Có những thứ trong cuộc sống chúng ta kiểm soát được, nhưng cũng có những thứ thì không. Hãy dành thời gian và năng lượng của bạn cho những thứ bạn có thể kiểm soát và xử lý phần còn lại.
Niềm tin sai lầm thứ ba: “Thừa còn hơn thiếu”
Tôi nghĩ ở một mức độ nào đó, có lẽ hầu hết mọi người đều hiểu rằng chủ nghĩa vật chất và sự tiêu dùng phô trương cuối cùng chỉ là những mục tiêu rỗng tuếch. Tuy nhiên, tất cả chúng ta vẫn rơi vào cái bẫy “càng nhiều càng tốt” bằng cách này hay cách khác.
Đó là bởi vì ngay cả khi chúng ta từ chối một kiểu chủ nghĩa tiêu dùng này, chúng ta lại hầu như luôn rơi vào một kiểu khác.
Ví dụ, rất nhiều người thuộc thế hệ Millennial đã từ chối mục tiêu có một ngôi nhà lớn với bãi cỏ rộng cùng hai chiếc ô tô lớn trong gara lớn ở khu ngoại ô rộng lớn giống như bố mẹ họ đã có. Nhưng nhiều người trong số họ chỉ đơn giản thay thế chủ nghĩa vật chất đó bằng chủ nghĩa trải nghiệm. Họ muốn đi du lịch nhiều hơn, xem nhiều hơn, làm nhiều hơn, đồng nghĩa với việc có nhiều niềm vui hơn, nhiều bạn bè hơn, nhiều lựa chọn hơn, nhiều hơn, nhiều hơn nữa.
Cho dù chúng ta theo đuổi của cải vật chất hay vô số trải nghiệm, chúng ta hầu như luôn làm điều đó vì cùng một lý do: lấp đầy khoảng trống bên trong mình.
Chưa hết, việc có nhiều lựa chọn hơn lại có xu hướng khiến chúng ta đau khổ hơn thay vì hạnh phúc hơn. Việc theo đuổi nhiều trải nghiệm hơn có xu hướng khiến chúng ta phân tán và lang thang thay vì tập trung và ổn định. Như Seneca đã nói: “Người nghèo không phải người có quá ít mà là người khao khát nhiều hơn”.
Đừng hiểu sai ý tôi, những trải nghiệm mới, những con người mới và những vùng đất mới đều là những người thầy tuyệt vời trong cuộc sống. Chỉ là, tại một thời điểm nhất định, những lợi ích của “nhiều hơn, nhiều hơn nữa” sẽ giảm dần.
Vì vậy, tôi đã lập luận rằng để tìm ra ý nghĩa và mục đích trong cuộc sống, chúng ta hầu như luôn phải làm điều ngược lại. Chúng ta phải tập trung vào việc đơn giản hóa. Chúng ta phải cắt bỏ những gì không cần thiết, để chấm dứt vòng xoáy của tiêu dùng nhiều hơn và trải nghiệm nhiều hơn.
Hãy chọn một số mục tiêu theo đuổi và con người và cam kết thực hiện chúng một cách say mê.
Niềm tin sai lầm thứ tư: “Nếu tôi có…, tôi sẽ thấy hạnh phúc”
Có mục tiêu kể ra cũng tuyệt vời. Mọi người nên có một số mục tiêu trong cuộc sống. Bạn sẽ không có mục đích nếu không có mục tiêu. Nhưng mục tiêu cũng có một số mối nguy hiểm tiềm ẩn, một trong số đó là cuối cùng chúng ta có thể đồng cảm quá mạnh mẽ.
Mục tiêu được cho là một phương tiện để đạt được mục đích. Nhưng đôi khi khi chúng ta quyết tâm đạt được chúng thì chúng lại trở thành mục đích cuối cùng. Chúng ta quyết định giảm 15 pound vì chúng ta nghĩ điều đó sẽ khiến chúng ta hạnh phúc nhưng lại bị cuốn vào mục tiêu một cách đầy cảm xúc đến mức chúng ta đặt lòng tự trọng của mình vào mục tiêu đó và không gì khác ngoài mục tiêu đó. Điều này gây ra hai rủi ro:
Trong trường hợp đầu tiên, đôi khi việc không đạt được mục tiêu khiến chúng ta cảm thấy vô vọng và tuyệt vọng hơn. Thỉnh thoảng, các mục tiêu của chúng ta khiến chúng ta làm những điều mờ ám mà sau này chúng ta thấy xấu hổ. Đôi khi chúng ta bị ám ảnh bởi các mục tiêu của mình và hy sinh một cách không cần thiết những phần lành mạnh khác trong cuộc sống của mình.
Tương tự, ngay cả khi đạt được mục tiêu, nếu quá đầu tư vào chúng, sau đó chúng ta sẽ cảm thấy trống rỗng. Có một cảm giác hưng phấn ngắn ngủi, kiểu như: “Mình làm được rồi!”, nhưng sau đó là sự hoang mang: “Thế phải làm gì tiếp bây giờ?”
Ở thung lũng Silicon có câu: “Strong opinions, held loosely.” (Có nghĩa là có lập trường dựa trên kinh nghiệm và chuyên môn của bản thân).
Đúng, ý tôi là “mục tiêu thì táo bạo, nhưng quá trình thực hiện lại chả đâu vào đâu.” Không nhất thiết phải hoàn thành mục tiêu bởi những giá trị mà mục tiêu mang lại cho bạn chính là sự định hướng. Chúng mang đến cho bạn một điều gì đó để hướng tới và cách để cải thiện bản thân. Còn cải thiện bao nhiêu thì cũng không quan trọng.
Tất cả là về sự hoàn thiện bản thân…
Niềm tin sai lầm thứ năm: “Nếu điều này không giúp ích gì, thì cứ kệ đi!”
Hãy cẩn thận: việc tự hoàn thiện bản thân có thể trở thành điều xấu.
Tôi chứng kiến điều này suốt. Mọi người bắt đầu quá trình hoàn thiện bản thân - thường là để giải quyết một vấn đề thực sự trong cuộc sống của họ - và họ bị cuốn vào cảm giác tiến bộ đó, cảm giác rằng họ đang hoàn thành được điều gì đó. Họ dành nhiều thời gian để mày mò về lịch trình làm việc, tối đa hóa các thói quen hàng ngày, tìm kiếm cơ hội kiếm lời, các thủ thuật tăng năng suất, mẹo gia tăng mạng lưới mối quan hệ,...
Bất cứ điều gì để mang lại cho họ một “lợi thế”.
Kiểu ám ảnh bản thân này có thể tối đa hóa năng suất nhưng nó hoàn toàn hủy hoại đời sống tình cảm. Sự nguy hại của việc trở thành một người bị ám ảnh bởi self-help là rất lớn:
Để cải thiện điều gì đó, bạn phải khách quan hóa nó. Và một khi bạn khách quan hóa điều gì đó, bạn phải bỏ lại phần lớn niềm vui, sự thân thiết và những niềm tin cố hữu.
Những khoảnh khắc ý nghĩa nhất trong cuộc đời không hiện diện rõ ràng như quyển lịch hay danh sách việc cần làm của bạn. Đôi khi, điều bạn tưởng như vô giá trị lại là điều có giá trị lớn nhất. Nên khi làm điều gì đó, đừng lúc nào cũng tìm kiếm mục đích ở hành động của mình.
Điều quan trọng là phát triển sự quan tâm và khả năng tự hoàn thiện. Nhưng một điều quan trọng nữa là bạn đừng quá gò ép bản thân. Đôi khi những điều bạn nghĩ rằng hữu ích lại thành vô ích. Vậy nên, hãy thả lỏng, thỉnh thoảng hãy ngồi chơi điện tử, uống bia, cười đùa với bạn bè, nói chuyện với con cái, đọc sách, thậm chí là xì hơi xong ngồi cười một mình…
Học cách để nâng cấp những niềm tin
Niềm tin của chúng ta giúp chúng ta hiểu được thế giới hỗn loạn, lộn xộn của mình; giúp chúng ta hành động dù còn nhiều điều chúng ta không hiểu. Nếu không có niềm tin, chúng ta sẽ chẳng khác gì những cỗ máy chỉ phản ứng khi cuộc sống ném điều gì đó vào chúng ta.
Nếu cuộc sống mang đến cho bạn hết thảm họa này đến thảm họa khác, bạn sẽ tin vào điều gì và những niềm tin này có thể là nguyên nhân dẫn đến những thảm họa trên như thế nào? Ví dụ, nếu bạn tin rằng mọi người chỉ quan tâm đến việc đáp ứng nhu cầu của bản thân, vậy thì có bao giờ bạn thắc mắc rằng tại sao mình lại kết giao với những người ích kỷ?
Nếu bạn thường xuyên chi tiêu quá mức, không biết tiết kiệm và luôn cảm thấy mình khánh kiệt, thì có niềm tin nào về tiền bạc khiến bạn suốt ngày lâm vào cảnh túng thiếu vậy không?
Bạn phải hoài nghi về niềm tin của chính mình, về những điều nhảm nhí của bạn. Bạn phải quan sát, đặt câu hỏi và sau đó xét lại những niềm tin của mình. Đó là một kỹ năng chúng ta phải phát triển và thành thạo.
Kết luận, mọi niềm tin chắc chắn sẽ có sai sót. Đó là bởi vì chúng ta không thể luôn luôn đúng. Vẫn còn những điều cần cải thiện, sửa đổi. Do đó, chúng ta phải liên tục quan sát, đặt câu hỏi và nâng cấp niềm tin.
Niềm tin chính là cuốn sổ hướng dẫn về cách vận hành thế giới. Và nếu bạn cứ gặp đi gặp lại những vấn đề tương tự, đã đến lúc cập nhật cuốn sổ tay này.
- Bài gốc tại: Mark Manson