5 cuốn sách nổi tiếng vì nội dung hay, nhưng cũng vì sự... khó nhằn
5 cuốn sách nổi tiếng vì nội dung hay, nhưng cũng vì sự... khó nhằn
Cuốn “Lược sử thời gian” của Stephen Hawking đã bán được 25 triệu bản, nhưng thực sự có rất ít người hoàn thành nó. Dù việc dành thời gian để ngồi xuống và đọc hết một cuốn sách khó dường như là một thách thức, nhưng sau đó, phần thưởng bạn nhận được thường rất tuyệt vời. Hơn nữa, trải nghiệm và tiếp thu những tác phẩm văn học hay hoặc học hỏi kiến thức từ một cuốn sách dày cộp tự bản thân nó đã là một phần thưởng. Hãy cùng Trạm khám phá 5 cuốn sách nổi tiếng nhưng khó nhằn.

1/ Lược sử thời gian

Cuốn sách bán chạy nhất, được viết một cách dễ hiểu và dí dỏm của Stephen Hawking về vũ trụ học đi sâu vào lịch sử khai phá Vũ trụ của loài người, giải thích các mô hình hiện tại của chúng ta về cách thức hoạt động của mọi thứ và thảo luận về các lĩnh vực mà vật lý đang hướng tới. 

Những người hoàn thành cuốn sách này không chỉ được chứng kiến sự thông minh nổi tiếng của Hawking, mà còn hiểu được trí tuệ con người đã phát triển như thế nào, cùng với đó là quan niệm của chúng ta về vị trí của mình trong Vũ trụ. Đó chẳng phải là những lý do để cuốn sách này trở nên đáng đọc hay sao?

 

2/ Trăm năm cô đơn

 

Câu chuyện nhiều thế hệ về gia đình Buendía ở Macondo, Colombia, do Gabriel García Márquez chấp bút, đã bán được 50 triệu bản và được dịch ra mấy chục ngôn ngữ. Nó được coi là kiệt tác của tác giả và là một trong những tác phẩm văn học Mỹ Latinh hay nhất mọi thời đại. 

Cuốn sách này khó nhằn ở chỗ nó có một cốt truyện phức tạp và mở ra nhiều cách giải thích về chủ đề mà nó nhắc đến. Nó hàm chứa cả cốt truyện tuyến tính, và cả nhiều dòng thời gian của nhiều nhân vật đan xen. 

Bên cạnh những sự kiện có thật tác động đến lịch sử gia tộc là chủ nghĩa hiện thực huyền diệu, những sự kiện giả tưởng gây nhầm lẫn cho những ai không quen thuộc với thể loại này. 

Tuy nhiên, cũng phải có lý do thì cuốn sách này mới được ca ngợi đến nỗi William Kennedy, người đoạt giải Pulitzer, phải cảm thán rằng “đây là cuốn sách bắt buộc phải đọc đối với toàn nhân loại”.

 

3/ Ulysses

 

Một tác phẩm kinh điển của văn học hiện đại theo chân một người đàn ông quanh Dublin vào một ngày như mọi ngày, Ulysses của James Joyce là một trong những ví dụ điển hình về một kiệt tác văn học cực kỳ khó đọc.

Cuốn sách dài 265.222 từ được viết theo phong cách “dòng ý thức” có thể sẽ gây mệt mỏi cho nhiều người khi đọc nó. Phong cách viết thay đổi phản ánh trạng thái tâm trí thay đổi của các nhân vật chính cũng có thể gây nhầm lẫn.

Phong cách viết cho chúng ta cái nhìn về cuộc sống của các nhân vật dưới cái nhìn của chính nhân vật, khiến nhân vật như đang thực sự sống. 

Ngoài ra, sự liên kết giữa các phần của cuốn sách và sự ám chỉ tới các tác phẩm khác mang lại cái nhìn tổng thể, khiến người đọc cảm thấy như mình có mối liên hệ với các địa điểm và sự kiện. 

Nhưng nếu bạn không thể hoàn thành nó, đừng cảm thấy quá tệ. Đến cả tác giả người Anh Virginia Woolf - cây viết cũng sử dụng bút pháp dòng ý thức - đã đọc được 200 trang và sau đó quyết định bỏ dở cuốn sách. 

 

4/ Bẫy - 22

 

Một cuốn tiểu thuyết do Joseph Heller viết về một lính ném bom của Quân đoàn Không quân Hoa Kỳ trong chiến dịch ở Ý trong Thế chiến thứ hai, Bẫy - 22 khám phá sự điên rồ vốn có trong mọi bộ máy quan liêu, bi kịch xen lẫn hài kịch và những nghịch lý cuộc sống không thể giải quyết chỉ bằng logic. 

Cuốn tiểu thuyết ngày cũng là nguồn gốc của thuật ngữ “Catch-22” - hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan, vấn đề nan giải, một tình huống bất khả thi bởi bạn không thể làm việc thứ nhất cho đến khi làm việc thứ hai nhưng bạn lại không thể làm điều thứ hai nếu không thể thực hiện việc thứ nhất, tương tự tình huống “con gà có trước hay quả trứng có trước”. Nó cũng là cảm hứng cho thuật ngữ “black comedy” - hài kịch đen (một thể loại hài kịch sử dụng sự hài hước một cách không lành mạnh). 

“Bẫy - 22” nổi tiếng về sự khó hiểu bởi ngôn ngữ mơ hồ, cốt truyện cực kỳ phi tuyến tính và các yếu tố trong câu chuyện vừa có căn cứ, nhưng vừa kỳ lạ, lại còn đan xen nhau với tốc độ khủng khiếp. 

 

5/ Những người khốn khổ

 

Được viết bởi Victor Hugo, đây là câu chuyện về cuộc sống ở Pháp thời kỳ Hậu Cách mạng của Jean Valjean, một nhóm các nhà cách mạng trẻ tuổi, cô gái trẻ Cosette và một viên cảnh sát cương quyết nhìn thế giới qua hai màu đen trắng. 

Cuốn tiểu thuyết dài 545.925 từ và phần lớn không được kết nối với cốt truyện chính. Các chương này bao gồm các cuộc thảo luận về các chủ đề như tu viện, kiến ​​trúc, lịch sử Pháp và hệ thống cống rãnh ở Paris. Vậy nên cũng không quá ngạc nhiên khi nhiều người chọn xem bộ phim chuyển thể dài tới 5 tiếng đồng hồ của cuốn tiểu thuyết này. 

Tuy nhiên, bất chấp độ dài hay cách đặt tên chương của Victor Hugo, vẫn nhiều người chọn hoàn thành cuốn sách này. 

- Theo: Big Think 

Tags: