47 cuốn sách hư cấu hay nhất mà tôi từng đọc
47 cuốn sách hư cấu hay nhất mà tôi từng đọc
Nếu bạn đang tìm một cuốn tiểu thuyết hoặc truyện hay để đọc thì đây là danh sách 47 cuốn sách hư cấu hay nhất mọi thời đại của tôi - không theo thứ tự cụ thể nào.
  1. Ulysses của James Joyce - Bị cấm ở Hoa Kỳ vì nội dung tục tĩu, một tác phẩm kinh điển về dòng ý thức theo dõi mọi suy nghĩ của một người đàn ông Ireland suốt cả ngày.
  2. Chiến tranh và Hòa bình của Leo Tolstoy – Thường được gọi là cuốn tiểu thuyết hay nhất từng được viết. Hàng chục nhân vật, trải dài từ những người nông dân Muscovite cho đến chính Napoléon. Đây là một cuốn sử thi hiện đại.
  3. Anna Karenina của Leo Tolstoy – Đi trước thời đại một trăm năm, cuộc điều tra về cuộc sống thầm lặng, ngột ngạt của phụ nữ của Tolstoy là điều vĩ đại nhất mọi thời đại.
  4. Bà Bovary của Gustave Flaubert – Một tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa hiện thực thế kỷ 19. Một câu chuyện đáng chú ý về chủ nghĩa lãng mạn.
  5. Ông già và biển cả của Ernest Hemingway - Thường được coi là tác phẩm vĩ đại nhất của Hemingway. Một cuốn tiểu thuyết ngắn về một ngư dân Cuba. Hemingway đã đoạt giải Nobel vì tác phẩm này.
  6. Âm thanh và cuồng nộ của William Faulkner – Một cuốn tiểu thuyết được kể dưới góc nhìn của các thành viên khác nhau trong cùng một gia đình, bao gồm cả nhân vật chính thiểu năng trí tuệ. Vượt qua mọi ranh giới và được viết một cách xuất sắc.
  7. Phía Đông vườn Địa Đàng của John Steinbeck – Tái hiện lại câu chuyện Cain và Abel trong Kinh thánh dựa trên một gia đình định cư ở California. Đây là tuyệt tác của Steinbeck.
  8. Lolita của Vladimir Nabokov – Chuyện tình đầy tai tiếng của một người đàn ông và cô bé 12 tuổi. Lời văn đẹp đến mức đáng lo ngại.
  9. Bắt trẻ đồng xanh của JD Salinger - Câu từ của cuốn sách như thể nỗi lo lắng thời trung học đã bị cắt nhỏ, văng tung tóe lên các trang giấy và dán vào bìa sách.
  10. Đại gia Gatsby của F. Scott Fitzgerald - Một trong những “Tiểu thuyết vĩ đại của nước Mỹ”. Câu chuyện vượt thời gian về sự chia rẽ giai cấp, tình yêu và sự cô đơn không thể tránh khỏi.
  11. 1984 của George Orwell – Câu chuyện đen tối của Orwell về một chính phủ toàn trị được hỗ trợ bởi công nghệ tương lai.
  12. Thương của Toni Morrison – Câu chuyện về một nô lệ trốn thoát, người sẽ làm mọi cách để đảm bảo tự do cho cô và các con cô. Toni Morrison đã được trao giải Nobel. 
  13. Trăm năm cô đơn của Gabriel Garcia Marquez - Một cuốn sách đến từ một tác giả nhận giải Nobel khác. Không có cuốn sách nào có thể giống được cuốn sách này. 
  14. Iliad của Homer – Sử thi Hy Lạp cổ điển và có thể là câu chuyện lâu đời nhất của nền văn minh phương Tây.
  15. Odyssey của Homer – Giống như cuốn phía trên. 
  16. Tội ác và hình phạt của Fyodor Dostoevsky - Câu chuyện về một người đàn ông bị buộc phải giết người mà không có lý do hợp lý và hậu quả. Các tiểu thuyết gia người Nga có xu hướng thiên về tâm lý và đây có thể là tác phẩm tâm lý nhất trong tất cả các tác phẩm kinh điển của Nga.
  17. Anh em nhà Karamazov của Fyodor Dostoevsky – Một bức chân dung vĩ đại và đẹp đẽ về một gia đình rạn nứt – ba anh em đấu tranh để hiểu và chấp nhận nhau.
  18. Don Quixote của Miguel Cervantes – Được coi là cuốn tiểu thuyết đầu tiên được viết. Câu chuyện kinh điển của Cervantes kể về một người đàn ông tưởng tượng mình là hiệp sĩ, anh dũng bảo vệ vùng đất.
  19. Những kỳ vọng lớn lao của Charles Dickens - ột trong những cuốn tiểu thuyết bằng tiếng Anh được yêu thích nhất, nó vẫn được tôn sùng cho đến ngày nay.
  20. Hai kinh thành của Charles Dickens - Cuốn tiểu thuyết tiếng Anh bán chạy nhất mọi thời đại và là tiểu thuyết lịch sử về một bác sĩ người Anh bị cuốn vào Cách mạng Pháp và Triều đại khủng bố.
  21. Jane Eyre của Charlotte Bronte – Sự trưởng thành của một thiếu nữ, đây được coi là cuốn sách đầu tiên theo dõi quá trình phát triển tâm lý và tinh thần của một người trong suốt cuộc đời của người đó.
  22. Kiêu hãnh và định kiến của của Jane Austen – Tác phẩm kinh điển vượt thời gian về tình yêu, sự lãng mạn, tiền bạc, đẳng cấp và gia đình. Vẫn là những vấn đề được quan tâm hiện nay. 
  23. Đồi Gió Hú của Emily Bronte – Một cuốn sách cực kỳ đen tối và méo mó phê phán nền đạo đức ngột ngạt của nước Anh thế kỷ 19. Được xuất bản sau khi di cảo, cuốn sách đã bị tấn công nặng nề vào thời điểm đó, nhưng hiện nay nó được coi là đi trước thời đại.
  24. Đi tìm thời gian đã mất của Marcel Proust – Cuốn tiểu thuyết dài nhất từng được viết, dài khoảng 4.200 trang. Bạn thực sự sẽ tìm lại được thời gian đã mất nếu vượt qua được toàn bộ chuyện này.
  25. Cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn của Mark Twain – Một ứng cử viên khác cho “Tiểu thuyết vĩ đại của nước Mỹ”. Cuốn sách kể về một cậu bé vô gia cư kết bạn với một nô lệ bỏ trốn. Một tình bạn kỳ lạ nhưng mạnh mẽ xuất hiện.
  26. Đến ngọn hải đăng của Virginia Woolf - Một cuốn tiểu thuyết thách thức và phá vỡ mọi hình thức và kỳ vọng truyền thống về nội dung một cuốn tiểu thuyết. Một phần là những suy ngẫm triết học, một phần là những cảm xúc quanh co, một phần là câu chuyện, cuốn sách đã xác định một phong cách riêng của nó.
  27. Hóa thân của Franz Kafka – Một cuộc điều tra về sự phi lý. Một buổi sáng thức dậy, một người đàn ông thấy mình biến thành một con bọ khổng lồ.
  28. Người xa lạ của Albert Camus – Một cuốn tiểu thuyết kể về nhân vật chính theo chủ nghĩa hư vô thông qua các tình huống, cả cực đoan lẫn trần tục. Xuyên suốt, việc thiếu phản ứng cảm xúc của anh ấy thách thức nhận thức của chúng ta về điều gì thực sự có ý nghĩa và điều gì không. Camus đã đoạt giải Nobel cho cuốn sách này.
  29. Những đứa con của nửa đêm của Salman Rushdie – Một màn thể hiện tài năng ấn tượng đến chóng mặt của người mới vào nghề viết tiểu thuyết. Cuốn sách này sẽ đưa Rushdie trở thành một trong những tác giả hàng đầu trong thế hệ của anh ấy.
  30. Candice - Chàng ngây thơ của Voltaire – Một tác phẩm kinh điển châm biếm về một chàng trai trẻ giàu có, được nuôi dạy với sự ngây thơ và lạc quan về thế giới, liên tục phải đối mặt với sự thật phũ phàng này đến sự thật phũ phàng khác.
  31. Quê hương tan rã của Chinua Achebe – Cuốn tiểu thuyết vĩ đại của châu Phi kể về cuộc sống của người châu Phi trong những năm thuộc địa.
  32. Hamlet của William Shakespeare – Tồn tại hay không tồn tại… đó là một trong rất nhiều câu hỏi được đặt ra.
  33. Macbeth của William Shakespeare – Tiết lộ: mọi người đều chết.
  34. Những người khốn khổ của Victor Hugo - Trước Hugh Jackman, tác phẩm kinh điển của Hugo là một cuộc điều tra sâu sắc về bản chất của luật pháp, xã hội, tình yêu và gia đình.
  35. Bá tước Monte Cristo của Alexander Dumas – Một sử thi phiêu lưu hiện đại được mở rộng từ một trong những bài thơ Hy Lạp hoặc La Mã cổ đại. Khi đã cầm cuốn sách lên, bạn khó có thể đặt xuống được. 
  36. Oedipus the King của Sophocles – Bi kịch nổi tiếng nhất của Hy Lạp. Đến bây giờ đọc lại vẫn thấy khó quên.
  37. Thế giới mới tươi đẹp của Aldous Huxley – Huxley viết về  một tương lai đen tối, nơi dân số không bị kiểm soát bởi nỗi sợ hãi mà thay vào đó, được kiểm soát bởi niềm vui.
  38. Lò sát sinh số 5 của Kurt Vonnegut – Được coi là cuốn tiểu thuyết phản chiến đỉnh cao, cuốn sách này dựa trên trải nghiệm của chính Vonnegut trong Thế chiến thứ hai. Hài hước và cảm động.
  39. Nghệ nhân và Margarita của của Mihkail Bulgkov – Được coi là cuốn tiểu thuyết Nga hay nhất thế kỷ 20, đồng thời là tác phẩm phê bình và châm biếm hay nhất thời Xô Viết, phải mất 20 năm cuốn sách này mới được xuất bản mà không bị kiểm duyệt. Và thậm chí sau khi tác giả đã chết.
  40. The Corrections của Jonathan Franzen – Lời chỉ trích sâu sắc về cuộc sống ngoại ô của người Trung Mỹ trong thế kỷ 21. Một trong những cuốn sách yêu thích của tôi từng được viết. Tác giả đã đoạt giải Sách Quốc gia.
  41. Their Eyes Were Watching God của Zora Neale Hurston - Câu chuyện về trao quyền cho một phụ nữ da đen trẻ tuổi vào những năm 1920 tại Hoa Kỳ. Ảnh hưởng rất lớn đến cả các phong trào dân quyền sau này.
  42. Frankenstein - Hay Prometheus Thời Hiện Đại của Mary Shelley – Được coi là câu chuyện khoa học viễn tưởng có thật đầu tiên từng được kể. Shelley chỉ mới 18 tuổi khi cô viết nó. Đến bây giờ cuốn sách vẫn được coi là kinh điển. 
  43. Tạp âm trắng của Don DeLillo - Một cuốn tiểu thuyết đột phá vào những năm 80 và là một trong những tiểu thuyết hay đầu tiên phê phán văn hóa tiêu dùng và giải trí hiện đại.
  44. Chuyện người tùy nữ của Margaret Atwood – Một chủ nghĩa lạc hậu về nữ quyền, nơi phụ nữ chỉ là vật chứa để sinh con và mọi thứ đều bị kiểm soát bởi một tôn giáo kỳ quái. 
  45. Quả chuông ác mộng của Sylvia Plath - Được xuất bản một tháng trước khi cô tự sát, cuốn sách đã mở ra cuộc thảo luận công khai về sức khỏe tâm thần, trầm cảm và tự tử, đồng thời củng cố Plath là một trong những tài năng vĩ đại nhất thế kỷ.
  46. Cha và con của Cormac McCarthy – Có lẽ là cuốn sách đen tối nhất nhưng cũng mạnh mẽ nhất về vai trò làm cha mẹ. Một người cha chiến đấu để giữ cho con trai mình sống sót trong thế giới hậu tận thế.
  47. Infinite Jest của David Foster Wallace – Rực rỡ và hài hước. Hầu hết mọi người không thể hoàn thành cuốn sách này. Được coi là cuốn tiểu thuyết nổi bật của Thế hệ X, lời phê bình của Wallace về công nghệ và nỗi ám ảnh của chúng ta về giải trí ngày càng trở nên phù hợp hơn mỗi năm.

- Theo Mark Manson

Tags: