Đôi khi, trong công việc, bạn sẽ đưa ra những quyết định chủ động, ví dụ như ứng tuyển cho một công việc mới. Ở những thời điểm khác, quyền quyết định không nằm trong tay bạn, như khi bạn đột ngột bị sa thải, thì việc đó vô tình tác động đến công việc của bạn. Vẽ một đường thẳng từ trên xuống dưới, đường thẳng này biểu thị được mọi kiểu công việc mà bạn sẽ trải qua. Nhưng không phải mọi hoạt động chủ động đều tốt, bạn có thể sẽ sẵn lòng làm một công việc không thích hợp mà không hề lo sợ. Tất cả chúng ta đều có thể đưa ra quyết định sai lầm. Tất cả chúng ta đều có những người bạn chủ động hẹn hò với những gã ngốc lâu hơn mức cho phép. Không hẳn mọi hành động vô tình đều là tệ hại. Trong công việc, bạn có thể được thăng chức một cách đầy bất ngờ.
Bên cạnh đường kẻ dọc đại diện cho những hoạt động từ chủ động đến vô tình, chúng ta còn cần một đường kẻ ngang đi từ tiêu cực đến tích cực. Hai đường kẻ đơn giản này tạo thành bốn góc phần tư đại diện cho bốn kiểu chuyển đổi công việc mà bạn sẽ gặp trong đời.
Ở góc trên bên trái, ngay góc 9 giờ và 12 giờ, là ô vuông “Đỉnh cao sự nghiệp”. Khi tự nguyện làm một công việc mà bạn biết mình sẽ bị mắc kẹt trong đó, bạn đang trải qua giai đoạn “chủ động và trải nghiệm tiêu cực”. Trừ khi có ai đó dí súng vào đầu bạn cả ngày, nếu không bạn sẽ chọn mắc kẹt trong đó và có thể gặp thất bại! Bốn yếu tố đầu tư trong Tài khoản Tiết kiệm Sự nghiệp sẽ giúp bạn dù bạn đang trải qua bất kỳ chuyển đổi công việc nào, nhưng mỗi trường hợp sẽ có một yếu tố hữu ích nhất. Khi bạn chạm được tới đỉnh cao thì chính những kỹ năng của bạn sẽ là chiếc búa giúp bạn phá tan đỉnh cao đó.
Đi theo chiều kim đồng hồ, bạn sẽ gặp một kiểu chuyển đổi thứ hai là “Nhảy việc”, ô vuông phía trên bên phải, góc giữa 12 giờ và 3 giờ. Khi bạn quyết định thay đổi công ty, bắt đầu thành lập công ty riêng, hoặc thay đổi chức vụ trong công việc, có nghĩa là bạn đã đưa ra quyết định tự nguyện và lạc quan. “Phẩm chất”, một trong những yếu tố đầu tư trong Tài khoản Tiết kiệm Sự nghiệp, sẽ là yếu tố tác động lớn nhất đến năng lực của bạn để nhảy việc thành công.
Ở góc dưới bên phải, phần giữa 3 giờ và 6 giờ, chúng ta bắt gặp “Cơ hội nghề nghiệp”. Khi có một điều tuyệt vời xảy ra ngoài tầm kiểm soát của bạn, bạn đang trải qua giai đoạn bị động nhưng lạc quan. Một người bạn đã lâu không nói chuyện bỗng gọi cho bạn cùng với lời đề nghị về một công việc hoặc là sếp của bạn phải lòng một ai đó và chuyển đến Hawaii, để lại một vị trí bạn luôn mong muốn có được. Hãy ghi chú “Nhiệt huyết” vào góc đó vì đó là thành phần trong Tài khoản Tiết kiệm Sự nghiệp sẽ giúp bạn tận dụng tốt nhất những cơ hội bất ngờ ấy.
Ở ô vuông phía dưới bên trái, góc giữa 6 giờ và 9 giờ, là “Cú hích trong công việc”. Bạn bị cho nghỉ việc, mất việc khi công ty sa thải hoặc tốt nghiệp trong một nền kinh tế chỉ có 19 vị trí công việc. Đó cũng là một trải nghiệm không mong muốn nhưng nó không hề tích cực. “Các mối quan hệ” đóng vai trò quan trọng trong lúc này bởi vì cộng đồng là yếu tố sẽ giúp ta vượt qua những thử thách.
Những đường kẻ ngăn cách bốn góc phần tư chuyển đổi này có đơn giản như khi ta vẽ chúng trong phần minh họa ở trên không? Chắc chắn là không, cuộc sống rắc rối hơn nhiều và ranh giới giữa một số điều như nhảy việc và cơ hội nghề nghiệp có thể trở nên không rõ ràng. Cho dù vậy, với một Tài khoản Tiết kiệm Sự nghiệp được đầu tư đầy đủ, bạn sẽ sẵn sàng cho bất kỳ sự thay đổi công việc nào mà bạn có thể phải trải qua. Đó là phần hay nhất của Tài khoản Tiết kiệm Sự nghiệp, bạn có thể tự do áp dụng tài khoản này vào từng trường hợp cụ thể. Đó không phải là công cụ cho những kiểu người có hoài bão về một số loại công việc nào đó. Đó là công cụ để làm mới công việc của bạn, cho dù cá nhân bạn chọn lựa cách định nghĩa mục tiêu đó như thế nào đi nữa.
-------------
Là người từng trải qua nhiều lần nhảy việc vì những lí do chủ động lẫn bị động, với tinh thần tích cực và cả tiêu cực, tác giả Jon Acuff sẽ giúp bạn có cái nhìn đúng đắn về nhảy việc với cuốn sách “Nhảy việc hay thay đổi chính mình”.
Jon Acuff đã cung cấp cho bạn công thức: Tài Khoản Tiết Kiệm Sự Nghiệp = (Mối quan hệ + Kỹ năng + Phẩm chất) x Nhiệt huyết.
Còn việc hiểu và ứng dụng công thức này như thế nào thì bạn hãy đọc hết cuốn sách “Nhảy việc hay là thay đổi chính mình” nhé. Đảm bảo sau khi đọc xong, bạn sẽ tìm được câu trả lời cho những câu hỏi:
Trạm mời bạn tìm đọc./.