3 lời khuyên về trí tuệ cảm xúc để giúp bạn bè vượt qua giai đoạn khó khăn
3 lời khuyên về trí tuệ cảm xúc để giúp bạn bè vượt qua giai đoạn khó khăn
Francis Bacon cho rằng một người bạn là người có thể làm những điều bạn không thể tự làm - bao gồm cả những điều quan trọng sau khi bạn qua đời. 

Nhưng một trong những chức năng quan trọng và phổ quát nhất của một người bạn là trở thành một người biết lắng nghe. Khi bạn buồn, bạn gọi cho một người bạn. Khi bạn trải qua giai đoạn khó khăn, bạn đi uống một ly với người bạn. Khi bạn đang đau buồn, vật lộn, lo lắng, hoặc đang chịu đựng theo cách nào đó, bạn cần một người bạn.

Vì vậy, một người bạn tốt là người trò chuyện với bạn khi bạn đang trải qua điều gì đó khó khăn, thì một người bạn tuyệt vời là người biết chính xác phải nói gì hoặc làm gì khi bạn đến với họ. Vậy làm thế nào để chúng ta hỗ trợ một người bạn đang gặp khó khăn? Chúng ta làm gì khi ai đó đến với chúng ta với điều gì đó khiến họ buồn — thậm chí là chấn động?

Bác sĩ tâm thần Jessi Gold, tác giả của cuốn sách “How Do You Feel?”, đã khám phá sự nhận thức về cảm xúc và cách chăm sóc bản thân cũng như người khác khi đối diện với chấn thương. Đối với cô, có ba điều cần lưu ý khi giúp ai đó vượt qua giai đoạn khó khăn.

 

1/ Lắng nghe, nhưng đừng cố giải quyết 

 

Khi ai đó chia sẻ trải nghiệm chấn thương của họ, một trong những điều đầu tiên mà mọi người cố gắng làm là giải quyết vấn đề. Thật dễ dàng để nghĩ rằng một người bạn tốt có thể giúp bạn đẩy lùi những vấn đề. Nhưng tình bạn không phải là làm cha mẹ, và đôi khi một vấn đề không thể giải quyết ngay lập tức hoặc không nên được "giải quyết" (ít nhất là không phải bởi bạn ngay lúc này).

Khi chúng ta kiềm chế không cố gắng giải quyết tình huống ngay lập tức, chúng ta tôn trọng quá trình cảm xúc. Như Gold đã nói, "Cố gắng không giải quyết vấn đề ngay lập tức là điều hữu ích vì tôi nghĩ điều đó có thể khiến ai đó cảm thấy không được công nhận nếu bạn ngay lập tức nhảy vào việc đó."

Chỉ đơn giản lắng nghe và xác nhận cảm xúc của họ, bạn tạo ra một không gian an toàn để họ có thể thể hiện bản thân mà không có áp lực phải tìm ra giải pháp ngay lập tức. Điều này cho phép họ xử lý cảm xúc của mình theo nhịp độ riêng. Phần lớn thời gian, mọi người "có thể chỉ muốn kể cho ai đó nghe. Và dù khó khăn đến mức nào, việc cố gắng không giải quyết vấn đề ngay lập tức là điều hữu ích."

 

2/ Đặt ranh giới

 

Hỗ trợ ai đó vượt qua vấn đề có thể là một việc rất tốn năng lượng cảm xúc. Lan truyền cảm xúc là hiện tượng khi bạn ở gần ai đó đủ lâu, đặc biệt là người có cảm xúc mạnh mẽ, bạn bắt đầu tiếp nhận trạng thái cảm xúc của người đó. Đôi khi, điều này là một điều tốt; tiếng cười của một niềm vui tràn ngập có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ. Nhưng khi ai đó chia sẻ một điều gì đó rất đau đớn, điều này có thể rất khó khăn. Thi thoảng bạn thấy có thể chấp nhận được và xem việc chia sẻ nỗi đau là cần thiết, nhưng nó cũng có thể quá sức. Nó thậm chí có thể kích hoạt nỗi đau của bạn. Vì vậy, việc thiết lập ranh giới để bảo vệ sức khỏe tinh thần của bạn là vô cùng quan trọng.

Gold nói rằng: “Hãy đặt ra ranh giới. Nó sẽ khiến bạn cảm thấy tồi tệ, đơn giản là vậy. Vì vậy, hãy nói với bạn bè của bạn điều đó. Nói với họ rằng bạn không thể xử lý chuyện đó nữa. Bạn xứng đáng và cần thời gian cho chính mình. Vì vậy, nếu điều gì đó như “lây lan nỗi đau” xảy ra, tôi khuyên là hãy làm gì đó cho bản thân bạn.”

Đây không phải là sự yếu đuối hay thất bại của bạn. Bằng cách ưu tiên sức khỏe của mình, bạn đảm bảo rằng mình có thể tiếp tục hỗ trợ người bạn kia mà không bị choáng ngợp. Việc đặt ra những ranh giới rõ ràng có thể khiến bạn cảm thấy không thoải mái lúc đầu, nhưng cuối cùng nó sẽ bảo vệ khả năng giúp đỡ của bạn. Theo Gold, việc trung thực về giới hạn của bạn là rất quan trọng để hỗ trợ bạn bè về lâu dài. Thà bạn ở bên người bạn đó trong những khoảng thời gian ngắn có thể kiểm soát được, còn hơn là dần trở nên tồi tệ vì bị cuốn theo cảm xúc tiêu cực của người kia, để rồi bạn mất cân bằng và không thể giúp đỡ người bạn của mình. 

 

3/ Khuyến khích sự hỗ trợ chuyên môn

 

Mặc dù bạn bè và gia đình có thể cung cấp sự hỗ trợ vô giá và thường là người đầu tiên đến giúp đỡ, nhưng sự trợ giúp chuyên môn là rất quan trọng để giải quyết những tổn thương sâu sắc một cách hiệu quả. Hãy xem vai trò của bạn như một hình thức phân loại ban đầu. Chỉ giúp đỡ trong khả năng của bạn — lắng nghe, đặt câu hỏi mở và đưa ra những lời hỗ trợ tử tế và không phán xét. Nhưng nếu bạn cảm thấy mình không đủ khả năng xử lý, hãy nhẹ nhàng gợi ý việc tìm kiếm sự trợ giúp, như những liệu pháp từ những người có chuyên môn.

Gold nói: “Nếu bạn thực sự muốn tìm ra nguyên nhân gốc rễ của những gì đang xảy ra, liệu pháp tâm lý sẽ là phù hợp. Nó giúp bạn giải quyết vấn đề theo cách chiến lược hơn, theo một cách an toàn hơn cho bạn."

Vấn đề là, bạn bè thường nhận quá nhiều gánh nặng. Hầu hết chúng ta đều biết ít nhiều về những vấn đề như trầm cảm, ADHD, lo âu, và các vấn đề khác. Thành viên trong gia đình, bạn học, và hàng xóm của chúng ta có thể có một hoặc nhiều vấn đề như vậy. Nhưng sự quen thuộc này tạo ra một ảo tưởng nguy hiểm về năng lực.

"Tôi nghĩ rằng mọi người hiện nay hiểu biết hơn về sức khỏe tâm thần và có nhận thức bản thân tốt hơn so với trước đây và tiếp cận nhiều thông tin hơn, nhưng vì họ có nhiều thông tin hơn, họ thường xuyên tiếp cận thông tin sai," Gold nói.

Sự thật là các nhà trị liệu được đào tạo để xử lý những vấn đề như vậy. Tất nhiên, sẽ thật tuyệt nếu bạn có thể ở đó giúp đỡ người bạn của mình, nhưng rất nhiều tổn thương, đặc biệt là loại có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe tâm thần kéo dài, cần được nghiên cứu. Bạn có thể dành nhiều năm học tâm lý học với trọng tâm là liệu pháp tâm lý và tổn thương, hoặc bạn có thể nhờ đến một người khác đã làm điều đó.

- Theo Big Think

 

Tags: