1/ “Tư duy thiết kế lấy người dùng làm trung tâm” của Don Norman
Ngay cả những người thông minh nhất trong chúng ta cũng có thể cảm thấy lúng túng khi không biết nên bật công tắc đèn hoặc bếp lò ở đâu, hay không biết nên đẩy hay kéo cánh cửa. Cuốn sách khéo léo này cho rằng lỗi không nằm ở người dùng mà nằm ở thiết kế sản phẩm phớt lờ nhu cầu của người dùng và các nguyên tắc của tâm lý học nhận thức.
Dù không theo nghề thiết kế chuyên nghiệp nhưng hằng ngày chúng ta vẫn phải tự thiết kế cuộc sống, sắp xếp chỗ ở hay tổ chức cách làm việc khoa học.
Vì thế, cuốn sách tuyệt vời này không chỉ dành cho các nhà thiết kế, các chuyên gia kỹ thuật mà phù hợp với tất cả mọi người.
Cuốn sách sẽ giúp độc giả trở thành các nhà quan sát sắc sảo trước những thiết kế kém cỏi và ngớ ngẩn đang gây ra rắc rối cho cuộc sống của con người, đặc biệt là những sản phẩm liên quan tới công nghệ hiện đại. Don Norman sẽ khiến bạn phải gật gù tâm đắc khi phân tích thiết kế của các vật dụng thường ngày, từ bồn rửa tay, cánh cửa, ghế ngồi cho tới điện thoại hay giao diện phần mềm.
Không chỉ vậy, Don Norman còn chỉ ra các nguyên tắc dựa trên tâm lý học nhận thức để thiết kế mọi thứ đúng đắn, khoa học. Bộ đôi này đã trở thành công cụ đầy sức mạnh để khiến cuộc sống của chúng ta trở nên thú vị, thoải mái và nhiều niềm vui hơn.
2/ “Dẫn dắt người dùng” của Nir Eyal
Tại sao một số sản phẩm thu hút được sự chú ý rộng rãi trong khi những sản phẩm khác lại thất bại? Điều gì khiến chúng ta tương tác với một số sản phẩm nhất định chỉ vì thói quen? Có khuôn mẫu nào đằng sau cách công nghệ thu hút chúng ta không?
Nir Eyal trả lời những câu hỏi này (và nhiều câu hỏi khác) bằng cách giải thích Mô hình Móc - một quy trình gồm bốn bước được áp dụng vào sản phẩm của nhiều công ty thành công nhằm khuyến khích hành vi của khách hàng một cách tinh tế. Thông qua các “chu kỳ hấp dẫn” liên tiếp, các sản phẩm này đạt được mục tiêu cuối cùng là đưa người dùng quay lại nhiều lần mà không phụ thuộc vào quảng cáo tốn kém hoặc thông điệp gây khó chịu.
Cuốn sách “Dẫn dắt người dùng” dựa trên nhiều năm nghiên cứu, tư vấn và kinh nghiệm thực tế của Eyal. Và đây không phải là những lý thuyết trừu tượng, mà là hướng dẫn cách xây dựng những sản phẩm tốt hơn.
Cuốn sách dành cho các nhà quản lý sản phẩm, nhà thiết kế, nhà tiếp thị, nhà sáng lập công ty khởi nghiệp và bất kỳ ai muốn tìm hiểu xem sản phẩm ảnh hưởng đến hành vi của chúng ta như thế nào.
Trong cuốn sách này, Eyal cung cấp cho độc giả:
3/ “Tư duy nhanh và chậm” của Daniel Kahneman
Tại sao chúng ta có nhiều khả năng tin vào điều gì đó hơn nếu nó được in đậm? Tại sao cá thẩm phán có nhiều khả năng từ chối tạm tha nếu phiên xét xử diễn ra trước bữa trưa? Tại sao chúng ta cho rằng một người đẹp trai sẽ có năng lực hơn? Câu trả lời nằm ở hai cách chúng ta đưa ra lựa chọn: tư duy nhanh, trực quan và tư duy chậm, lý tính.
Cuốn sách này tiết lộ tâm trí của chúng ta bị cản trở bởi sai sót và thành kiến như thế nào (ngay cả khi chúng ta nghĩ mình đang logic), đồng thời cung cấp cho bạn những kỹ thuật thực tế để suy nghĩ chậm hơn, thông minh hơn. Nó sẽ giúp bạn đưa ra quyết định tốt hơn ở nơi làm việc, ở nhà và trong mọi việc bạn làm.
4/ “Radical Candor: How to Get What You Want by Saying What You Mean” (tạm dịch: Sếp xịn - Đạt được điều bạn muốn bằng lời nói) của Kim Scott
“Radical Candor” vừa là một người quản lý hung hăng đáng ghét, vừa là một người cực kỳ đồng cảm. Cuốn sách đưa ra hướng dẫn, bao gồm sự kết hợp giữa khen ngợi và phê bình, nhằm tạo ra kết quả tốt hơn và giúp nhân viên phát triển các kỹ năng cũng như ranh giới thành công của họ.
Kim Scott đã xác định ba nguyên tắc đơn giản để xây dựng mối quan hệ tốt hơn với nhân viên của bạn: cá nhân hóa, hoàn thành công việc và hiểu lý do vì sao điều này lại quan trọng.
“Radical Candor” đưa ra hướng dẫn dành cho những người hoang mang hoặc kiệt sức khi trở thành người quản lý, được viết cho những người làm chủ và những nhà quản lý. Dựa trên nhiều năm kinh nghiệm và được chắt lọc rõ ràng để đưa ra những bài học hữu ích cho người đọc, “Radical Candor” chỉ ra cách thành công trong khi vẫn giữ được sự chính trực và nhân tính của bạn. “Radical Candor” là cuốn sổ tay hoàn hảo dành cho những ai đang tìm kiếm ý nghĩa trong công việc của mình và tạo ra một môi trường nơi mọi người đều yêu công việc, đồng nghiệp và có động lực phấn đấu để đạt được thành công lớn hơn bao giờ hết.
5/ “Solving Product Design Exercises: Questions & Answers” (tạm dịch: Giải bài toán thiết kế) của Artiom Dashinsky
Đây là những câu hỏi mà các công ty khởi nghiệp hàng đầu sử dụng để phỏng vấn các nhà thiết kế về vai trò thiết kế sản phẩm và UI/UX.
Ngày nay, các công ty hàng đầu đang tìm kiếm những nhà thiết kế có đầu óc kinh doanh, những người không chỉ tập trung vào hình ảnh.
Với cuốn sách này, bạn có thể thực hành kiểu tư duy này, chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn xin việc, học cách phỏng vấn các nhà thiết kế khác và tìm ra ý tưởng cho các dự án đầu tư của mình.
Bạn sẽ học được gì từ cuốn sách này:
Cuốn sách này của Jake Knapp là một hướng dẫn thực tế để trả lời một số câu hỏi kinh doanh quan trọng như đâu là nơi nên nhận được sự tập trung hoặc cách giải quyết vấn đề bằng thiết kế.
“Sprint” là cuốn sách dành cho các nhóm thuộc mọi quy mô, từ các công ty khởi nghiệp nhỏ đến Fortune 100, từ giáo viên đến tổ chức phi lợi nhuận. Đây là cuốn sách không thể thiếu với nhà thiết kế sản phẩm khi có cơ hội, vấn đề hoặc ý tưởng cần nhận được câu trả lời ngay.
7/ “The Laws of Simplicity” (tạm dịch: Quy luật của sự đơn giản) của John Maeda
Maeda là giáo sư tại Phòng Truyền thông của MIT và một nhà thiết kế đồ họa nổi tiếng thế giới. Anh đã khám phá câu hỏi làm thế nào chúng ta có thể định nghĩa lại khái niệm “cải tiến” để không phải lúc nào nó cũng có nghĩa là “thêm vào”.
Quy luật đơn giản đầu tiên của Maeda là “Giảm”. Việc thêm các tính năng công nghệ chỉ vì chúng ta có thể chưa chắc đã mang đến lợi ích. Và các tính năng mà chúng ta có phải được sắp xếp (Quy luật thứ 2) theo thứ bậc hợp lý để người dùng không bị phân tâm bởi các tính năng và chức năng mà họ không cần. Nhưng đơn giản hơn không chỉ là ít hơn. Quy luật thứ 9: “Thất bại: Chấp nhận sự thật rằng có một số việc không bao giờ có thể đơn giản hóa được”. Hướng dẫn ngắn gọn của Maeda về sự đơn giản trong thời đại kỹ thuật số cho chúng ta thấy ý tưởng này có thể trở thành nền tảng của các tổ chức và sản phẩm như thế nào, nó có thể thúc đẩy cả hoạt động kinh doanh và công nghệ như thế nào. Chúng ta có thể học cách đơn giản hóa mà không phải hy sinh sự thoải mái và ý nghĩa, đồng thời chúng ta có thể đạt được sự cân bằng.
8/ “About Face: The Essentials of Interaction Design” (tạm dịch: Giao diện - Những điều thiết yếu của thiết kế tương tác) của Alan Cooper
“About Face: The Essentials of Interaction Design” là cuốn sách đã định hình và phát triển bối cảnh thiết kế tương tác. Cuốn sách là hướng dẫn toàn diện có tính đến sự chuyển đổi trên toàn thế giới sang điện thoại thông minh và máy tính bảng. Trong bản cập nhật mới nhất có bao gồm các cuộc thảo luận về ứng dụng dành cho thiết bị di động, giao diện cảm ứng, cân nhắc về kích thước màn hình, v.v.
Nghề thiết kế tương tác đang nở rộ với sự thành công của các công ty chuyên sâu về thiết kế, khiến khách hàng mong đợi “thiết kế” như một yếu tố quan trọng tạo nên thành công trên thị trường. Người tiêu dùng ít chấp nhận những trang web, ứng dụng và thiết bị không đáp ứng được mong đợi của họ.
“About Face” là cuốn sách đã đưa thiết kế tương tác đi vào thực tiễn, đồng thời bản mới cập nhật đã đưa ra những ý tưởng và phương pháp phù hợp với những người thực hành và phát triển thiết kế ngày nay.
Cuốn sách phiên bản cập nhật bao gồm:
Các nhà thiết kế và nhà phát triển muốn duy trì sự phù hợp đối với thói quen công nghệ của người tiêu dùng hiện nay sẽ nhận thấy “About Face” là một nguồn tài nguyên thiết yếu và toàn diện.
9/ “Tự tin sáng tạo” của Tom Kelley và David Kelley
Thông thường, các công ty và cá nhân cho rằng sự sáng tạo và đổi mới là lĩnh vực của “các loại hình sáng tạo”. Nhưng hai trong số những chuyên gia hàng đầu về đổi mới, thiết kế và sáng tạo trên thế giới đã cho chúng ta thấy rằng mỗi người trong chúng ta đều có khả năng sáng tạo.
Cuốn sách là một câu chuyện vô cùng thú vị và đầy cảm hứng dựa trên vô số câu chuyện từ công việc của họ tại IDEO, Stanford d.school và với nhiều công ty hàng đầu thế giới. David và Tom Kelley xác định các nguyên tắc và chiến lược cho phép chúng ta khai thác tiềm năng sáng tạo trong công việc và cuộc sống cá nhân của chúng ta, đồng thời cho phép chúng ta đổi mới cách tiếp cận và giải quyết vấn đề.
Đó là cách sẽ giúp mỗi chúng ta hiệu quả hơn và thành công hơn trong cuộc sống cũng như sự nghiệp.
10/ “The Best Interface Is No Interface” (tạm dịch: Giao diện trắng trơn) của Golden Krishna
Khái niệm giao diện đã vượt qua lĩnh vực kỹ thuật và được áp dụng trong cả đời sống như giao diện phòng họp, phòng ngủ, phòng tắm…
Màn hình đã chiếm lấy cuộc sống của chúng ta. Hầu hết mọi người dành hơn tám giờ mỗi ngày để nhìn chằm chằm vào màn hình và một số “nhà đổi mới công nghệ” còn đang hy vọng sẽ chiếm thêm được thời gian của bạn. Bạn có màn hình trong túi, trong ô tô, trên các thiết bị và thậm chí có thể trên khuôn mặt mình. Người dùng điện thoại thông minh trung bình kiểm tra điện thoại của họ 150 lần một ngày để đáp lại những thông tin trên Facebook, email hoặc Twitter.
Nếu bạn bị ốm? Có một ứng dụng dành cho bạn. Bạn muốn cầu nguyện? Cũng có ứng dụng luôn. Và hầu hết các ứng dụng đều có chủ ý gây xao lãng, khiến chúng ta mất tập trung vào gia đình, bạn bè, giấc ngủ, đi lại…
Nhưng có một cách tốt hơn.
Trong cuốn sách này, nhà đổi mới Golden Krishna chỉ ra cách chúng ta có thể xây dựng một thế giới công nghệ tiên tiến mà không cần giao diện kỹ thuật số.
Thẳng thắn nhưng vui vẻ, Golden tiết lộ những cách thú vị để suy nghĩ vượt ra ngoài màn hình bằng cách sử dụng ba nguyên tắc dẫn đến sự đổi mới có ý nghĩa hơn. Cho dù bạn đang làm việc trong lĩnh vực công nghệ hay chỉ đang cảnh giác với một tương lai tràn ngập tiện ích, bạn sẽ khám phá ra rằng giao diện tốt nhất là không có giao diện.
- Trạm Đọc
- Tham khảo: Medium