Bạn có bao giờ nhận thấy mình bị kiệt sức sau khi ngồi dự một buổi nói chuyện dài? Khán giả của bạn có thể cũng đối mặt với vấn đề tương tự. Vậy giải pháp là gì? Hãy trình bày ngắn gọn thôi. Điều này giúp khán giả của bạn nắm bắt và ghi nhớ nội dung nhanh hơn nhiều.
Hãy lấy một ví dụ, Paul King, Giáo sư Đại học Christian Texas, đã chia buổi học 3 tiếng hàng tuần thành 3 ca, mỗi ca kéo dài 50 phút.
Kết quả thì sao? Sinh viên ghi nhớ được nhiều thông tin và thường đạt điểm cao trong kỳ thi.
Các bài thuyết trình của TED thường kéo dài 18 phút, đây được coi như độ dài đạt mức độ phù hợp hoàn hảo với độ dài tối ưu trong khoảng 15-20 phút.
Ngoài việc giữ cho bài thuyết trình ngắn gọn, bạn cũng nên lưu ý rằng bài thuyết trình không nên bao gồm quá 3 chủ đề riêng biệt.
Tại sao?
Năm 1956, một nhà nghiên cứu của Harvard đã phát hiện ra rằng hầu hết mọi người gặp khó khăn khi ghi nhớ 7 thông tin mới.
Tuy nhiên, sau đó các nhà nghiên cứu đã rà soát lại lý thuyết này và chia số liệu đó thành ba hoặc bốn đơn vị thông tin cơ bản – hoặc gọi là “tệp dữ liệu” (chunk)
Ví dụ, số 2,222 thì dễ nhớ hơn số 3,948.
Tại sao lại thế? Số đầu tiên mô tả một tệp dữ liệu (“2”) và số thứ hai, ít nhất có hai tệp dữ liệu (39 và 48).
Do đó, càng ít tệp dữ liệu thì càng dễ nhớ – đó là lý do tại sao mỗi bài thuyết trình không nên bao gồm hơn ba chủ đề.
Những chủ đề này có thể được sắp xếp theo bản đồ thông điệp.
Để làm một bản đồ thông điệp, bạn phải trả lời những câu hỏi sau:
“Thông điệp nào là quan trọng nhất tôi muốn khán giả mang theo?”
Một khi đã có câu trả lời, viết thông điệp lên đầu một mảnh giấy – giống như tiêu đề.
Tiếp theo, bạn phải tìm ra ba lập luận (hoặc ít hơn) để bổ trợ cho thông điệp tiêu đề, và liệt kê dưới tiêu đề đó.
Sau cùng, dưới mỗi ý bổ trợ đó, bạn có thể vạch ra những nội dung cụ thể hay là phần cốt lõi của bài thuyết trình.