Thử nhớ lại lần cuối cùng bạn tắm nắng. Da bạn cảm thấy gì? Bạn ngửi thấy gì? Những thứ xung quanh bạn ra sao? Bạn có thể nhớ tường tận đến mức nào?
Chúng ta ghi nhớ mọi thứ rõ ràng hơn khi chúng ta trải nghiệm với tất cả mọi giác quan.
Richard Mayer từ Đại học California tại Santa Barbara nhận thấy mối liên hệ giữa việc thúc đẩy đa giác quan và cải thiện trí nhớ và cho rằng đây sẽ là một chủ đề nóng cho những nghiên cứu về tâm lý học nhận thức trong tương lai.
Theo kinh nghiệm của Mayer, những sinh viên trải nghiệm trong những môi trường đa giác quan (bằng video, tin nhắn văn bản và hình ảnh) tỏ ra tốt hơn khi gợi nhớ lại thông tin hơn so với tiếp nhận thông tin thông qua một kênh đơn lẻ (nhìn hoặc đọc văn bản).
Theo đó, nếu bạn muốn tạo một bài thuyết trình dễ nhớ, bạn nên trao đổi thông tin theo cách mà khơi dậy nhiều hơn một giác quan. Ở đây, chúng ta sẽ xem cách trao đổi thông tin qua hai cơ quan cảm giác chính là thị giác và thính giác.
Có hai cách cơ bản để trao đổi thông tin bằng thị giác: hình ảnh và văn bản.
Nếu chú ý bạn sẽ thấy rằng những bài nói chuyện TED hay nhất sử dụng nhiều hình ảnh hơn là các bài thuyết trình Powerpoint dày đặc chữ.
Điều này cũng hợp lý thôi vì chúng ta có năng lực hạn chế khi hấp thụ thông tin. Do đó, một bài thuyết trình Powerpoint được lấp đầy bởi các con chữ có thể làm khán giả quá tải và bị sao lãng.
Thay vào đó, sử dụng hình ảnh bổ trợ cho bài thuyết trình song song với một vài từ khóa hỗ trợ cho ý kiến của bạn.
Thính giác cũng có thể được thúc đẩy bởi các biện pháp hùng biện, ví dụ như phương pháp lặp lại.
Lấy bài phát biểu nổi tiếng của Martin Luther King làm ví dụ, trong bài phát biểu, ông đã lặp lại rất nhiều lần bốn từ: “I have a dream”.
Những từ này vẫn còn được nhớ đến tận ngày nay và chúng ta ngay lập tức gắn liền những từ này với King.
Một ví dụ khác gần đây là là cụm từ “Yes, we can” của ông Barack Obama đưa các cử tri tập trung vào thông điệp này và giúp ông thắng cử trở thành Tổng thống Hoa Kỳ.