Bạn có giỏi trong việc ghi nhớ các con số không? Bạn có thể thuật lại dãy số 1224200001012001 sau khi đọc nó chỉ một lần? Có lẽ là không. Phần lớn trong chúng ta chỉ có thể nhớ từ năm tới chín mẩu thông tin một lúc.
Nhưng nếu bạn chia dãy số trên ra thành ngày như thế này: 12/24/2000 và 01/01/2001 thì sao? Thông tin vẫn như cũ, nhưng thật bất ngờ là chúng lại dễ được ghi nhớ hơn nhiều. Đây được gọi là phương pháp tập hợp. Phương pháp này là sự liên kết thông tin thành những tập hợp thông tin tổng quát hơn thuận lợi cho việc ghi nhớ.
Ví dụ, hãy cố gắng ghi nhớ 22 chữ cái này HEADSHOULDERSKNEESTOES. Sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu bạn ghi nhớ nó thành HEAD, SHOULDERS, KNEES, TOES, khi mà nó chuyển 22 mẩu thông tin thành bốn tập hợp thông tin. Thậm chí sẽ còn tốt hơn nếu bạn biết bài hát trẻ con này “Heads, Shoulders, Knees and Toes,” bạn có thể nhớ 22 chữ cái đó bằng một tập hợp thông tin.
Một cách khác để cải thiện khả năng ghi nhớ là dùng mã hóa cụ thể, bao gồm việc biến thông tin trở nên sinh động nhất có thể. Cùng với sự phát triển của não bộ qua quá trình tiến hóa, chúng ta không cần phải ghi nhớ những sự kiện mang tính trừu tượng, thay vào đó là ghi nhớ thông tin nhận được từ các giác quan để xử lý. Ghi nhớ những điều như mùi của những loại cây có chất độc hay những dấu vết có thể quan sát được để tìm đường về nhà là một thuộc tính nguyên thủy quan trọng đối với chúng ta.
Vì vậy, chúng ta có thể lợi dụng thuộc tính vốn có này của não bộ bằng cách vẫn sử dụng giác quan đồng thời tưởng tượng ra những thứ chúng ta cần ghi nhớ một cách sống động nhất có thể.
Ví dụ như bạn cần ghi nhớ danh sách những thứ cần mua, bao gồm nước giấm, phô mai tươi và cá hồi. Để sử dụng mã hóa cụ thể cho danh sách này, bạn cần hình dung ra một cốc nước giấm ở trên bàn cạnh giường kế bên một cái bồn tắm làm từ phô mai tươi mà trong đó có một anh chàng hay cô nàng xinh đẹp đang tắm với một chú cá hồi. Bằng cách này, bạn chắc chắn sẽ ghi nhớ được những thứ cần mua!