8. Các nguyên tắc

Tôi đã làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đã gặp gỡ và quan sát thật kỹ nhiều nhà lãnh đạo, đã chứng kiến tận mắt, quan sát thật gần những thành công và thất bại. Tôi đã hiểu sự căng thẳng trong các ban quản lý, đã cảm nhận được sự do dự của một số người tài giỏi. Tôi đã đưa ra lời khuyên một vài người trong số họ ở mức độ riêng tư.

 

Túi khôn phương Đông chứa đầy ngụ ngôn qua đó cho ta thấy rằng sự trưởng thành của con người bắt nguồn từ một chuỗi vô tận những kinh nghiệm và thách thức. Tôi không tin nhiều vào khả năng lãnh đạo tự nhiên. Các sự kiện họ trải nghiệm và những người họ gặp gỡ đã làm nên họ. Mọi điều không đến một cách tự nhiên, mà cần có nỗ lực. Chỉ có rất ít người dường như được đấng tối cao sai đến, đúng lúc một cách hoàn hảo, Steve Jobs chẳng hạn.

Tôi khuyên tầng lớp sinh viên không theo các quy tắc định sẵn một cách mù quáng, hãy tránh “những đường mòn có quá nhiều dấu chân”. Đừng hài lòng với lời khuyên chuẩn mực do quá nhiều người được coi là chuyên gia đưa ra. Hãy hành động như kẻ lãng du, trong vài năm đầu của sự nghiệp, hãy chuyển từ vị trí này đến vị trí khác để tránh phạm cái lỗi chết người của việc không làm công việc mình thích. Tôi đã cung cấp cho họ một bộ phản nguyên tắc.

Tiên liệu những vấn đề và xử lý chúng trước khi chúng vượt khỏi tầm tay vẫn là quan trọng. Tuy nhiên, tương lai tự nó không hiện hữu, nó được hình thành bởi một chuỗi các quyết định được thực hiện bởi các công ty lẫn các đối thủ của nó.

Cách đây vài năm, người ta tin rằng sách in đang sống những giờ phút cuối cùng của nó, vì người ta sẽ đọc sách điện tử. Sự thật, việc bán sách trên mạng phát triển mạnh, nhưng sách vẫn được truyền đi theo cách truyền thống và sách điện tử không thể cất cánh được.

Vì không thể trực tiếp hoạch định tương lai, tôi khuyên sinh viên không nên sợ thử nhiều thứ khác nhau lúc khởi nghiệp, đừng ngại sự lần tìm. Những gì chúng ta dám làm ở tuổi 20 (thay đổi công việc) thì không thể làm ở tuổi 40. “Bạn cần phải tìm những gì bạn yêu thích”, “Thời gian của các bạn thì hữu hạn. Đừng lãng phí nó bằng cách sống cuộc đời của người khác” (Steve Jobs).

Các nguyên tắc gây ngạc nhiên và chắc chắn rằng không mang tính quy ước và đi ngược lại truyền thống quản lý:

Vai trò chính của người lãnh đạo là đem lại sự rõ ràng. Đối với chúng tôi, một mạng lưới gồm nhiều công ty có mặt ở nhiều quốc gia, có được những mục tiêu, chiến lược rõ ràng và chia sẻ chung với mọi người là quan trọng.

Nguyên tắc thứ hai là bác bỏ ý tưởng cho rằng chỉ có một chiến lược duy nhất, vì thành tích được quyết định bởi thực thi hơn là chiến lược.

Nguyên tắc thứ ba là ra quyết định dễ dàng hơn. Các quyết định đơn giản thì không cần báo cáo cấp trên, chỉ có những quyết định khó khăn mới chuyển đến ban quản lý cấp cao.

Nguyên tắc thứ tư liên quan đến quản lý sự sai sót, nếu bạn thất bại cần phải thất bại thật nhanh.

Nguyên tắc thứ năm nằm ở việc nuôi dưỡng sự thiếu năng lực. Không đủ nếu chỉ đào xới những ý tưởng dở một cách qua loa, vì khi mới xuất hiện chỉ là vấn đề nhỏ, nhưng theo thời gian chúng sẽ nghiêm trọng nếu bị che giấu.

Nguyên tắc tiếp theo là về vấn đề quản lý tài năng. Chúng tôi phải tìm cách thu hút và giữ được những người tài giỏi nhất.

Nguyên tắc cuối cùng là “cùng một lúc chúng ta có thể vừa là một sự vật, hiện tượng này vừa là một sự vật, hiện tượng đối lập”. Quản lý là việc dung hòa các mặt đối lập, vượt qua các mặt đối lập.