3. Khi bạn đạt tới ngưỡng nào đó, tập luyện thêm sẽ không thể giúp bạn thành công

Mặc dù tài năng thiên bẩm quan trọng, nhưng có chiều cao 2m cũng không đảm bảo bạn có 1 hợp đồng bóng rổ triệu đô, và có chỉ IQ cao ngất ngưởng không tự động biến bạn thành chủ nhân giải Nobel. Tại sao lại thế?
 
Những phẩm chất kiến tạo thành công - như chiều cao đối với các cầu thủ bóng rổ hay trí thông minh tính toán với các nhà toán học - có một "ngưỡng" nào đấy. Ví dụ, nếu đã cao hơn 2m, có thêm vài cm không đem lại sự khác biệt lớn cho người chơi.
 
Điều này cũng đúng trong ngành giáo dục: một số trường luật hạ các tiêu chuẩn đầu vào thấp xuống cho các nhóm thiểu số dưới chính sách ưu tiên (affirmative action). Những sinh viên này thường học kém hơn một chút so với các bạn bè da trắng, nhưng khi xem xét công việc của họ sau khi ra trường, sự khác biệt này đã biến mất. Cho dù họ có thể hiện kém hơn trước và trong khi học trường luật, nhóm thiểu số này có mức lương ngang bằng, nhiều bằng khen như nhau, và cũng đóng góp rất nhiều cho giới luật gia như những người bạn da trắng của họ.
 
Giống như chiều cao của các cầu thủ bóng rổ chỉ có giá trị đến một ngưỡng nào đấy, sau khi bạn có đủ chuyên môn luật, các yếu tốt khác bắt đầu đóng vai trò quan trọng hơn. Các kĩ năng và phẩm chất liên quan là những nền tảng cần thiết để thành công trong một lĩnh vực - bạn không thể là chuyên gia luật hàng đầu nếu bạn có kĩ năng lý luận logic bằng 0 - tuy nhiên một khi chạm đến ngưỡng, việc tiếp tục tập luyện kĩ năng này sẽ không thể đưa bạn tiến xa. Các xúc tác khác như kĩ năng xã hội, mạng lưới, hay thậm chí may mắn, thì có thể.