8. Quê bạn ở đâu có thể có ảnh hưởng lớn đến những gì bạn đạt được

Bạn có thể hay nghe đến khuôn mẫu dân châu Á thì giỏi toán. Một số có thể thốt lên, "Động chạm chính trị!" khi nghe điều này, nhưng đúng là một vài yếu tố văn hóa phương Đông khuyến khích học sinh học toán tốt hơn. Đầu tiên là ngôn ngữ. Khi trẻ học đếm số bằng từ trong ngôn ngữ châu Á, chúng tự động học được cách làm phép cộng, vì vậy phát triển năng lực toán học ngay từ khi còn nhỏ.
 
Ngoài lợi thế ngôn ngữ, gạo - khẩu phần ngũ cốc chính của người châu Á - cũng khuyến khích các sinh viên học toán bởi vì ngành nông nghiệp lúa nước yêu cầu kỉ luật lao động cao hơn. Trồng lúa khó hơn nhiều trồng các cây trồng khác ở châu Âu. Một vụ lúa bội thu đòi hỏi sự chính xác, hợp tác và kiên nhẫn.
 
Các chế độ phong kiến ở châu Âu làm nông dân không thu lợi được nhiều; họ phải trả hầu hết hoa màu của họ cho các địa chủ bất nhân, nhưng hệ thống này lại không phổ biến ở châu Á, vì vậy trồng lúa là công việc cho thấy rõ mối tương quan giữa năng lực và phần thưởng. Vì thế, ý thức chăm chỉ đã bén rễ từ xa xưa; có một câu tục ngữ lâu đời minh họa điều này rất rõ, "Không ai dậy trước bình minh 360 ngày trong một năm lại không thể làm gia đình anh ta giàu có."
 
Điều này có liên quan gì đến toán? Giống như trồng lúa, toán đòi hỏi rất nhiều tư duy: bạn có thể dành cả giờ để cố gắng hiểu ra tại sao đáp án là 19,473.6 chứ không phải là -17. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các sinh viên phương Tây bỏ cuộc trước các bài tập toán sớm hơn nhiều bạn bè châu Á.
 
Vậy nên, đúng là dân châu Á thường giỏi toán hơn; nó là một phần trong di sản văn hóa của họ. Những người có tổ tiên làm việc trên các cánh đồng lúa thường thừa hưởng thái độ làm việc rất có ích cho việc học toán. Tính cách này lưu truyền lại, kể cả khi rất nhiều thế hệ đã không còn quan tâm tới việc đồng áng.