TITAN - GIA TỘC ROCKEFELLER: Biên sử về một công thần hay tội thần lũng đoạn kinh tế nước Mỹ
TITAN - GIA TỘC ROCKEFELLER: Biên sử về một công thần hay tội thần lũng đoạn kinh tế nước Mỹ
Vậy đâu là yếu tố làm nên sự thành công vĩ đại này? John.D.Rockefeller và đế chế của ông có thực sự tồi tệ như lời của báo chí Mỹ thời đó? Bất chấp tai tiếng, nguyên do nào khiến người đàn ông này vẫn được coi là nhà hảo tâm vĩ đại nhất trong lịch sử?
Titan - Gia Tộc Rockefeller
(44 lượt)

Nhiều người trong chúng ta chắc hẳn đã từng ít nhất một lần nghe đến dòng họ Rockefeller, hay cụ thể hơn là John.D.Rockefeller, người đàn ông giàu có, quyền lực bậc nhất nước Mỹ. 

 Từ một đứa trẻ có xuất nghèo khó, bằng nỗ lực phi thường, John.D.Rockefeller đã gây dựng nên một đế chế kinh doanh khổng lồ, trở thành nhân vật giàu có nhất, nhà hảo tâm vĩ đại nhất, nhưng cũng đồng thời tai tiếng và bị ghét nhất nước Mỹ.  

Vậy đâu là yếu tố làm nên sự thành công vĩ đại này? John.D.Rockefeller và đế chế của ông có thực sự tồi tệ như lời của báo chí Mỹ thời đó? Bất chấp tai tiếng, nguyên do nào khiến người đàn ông này vẫn được coi là nhà hảo tâm vĩ đại nhất trong lịch sử? 

Những câu hỏi này sẽ được giải đáp đầy đủ, cặn kẽ, và sống động trong cuốn sách tuyệt vời của tác giả Ron Chernow – “Titan – Gia tộc Rockefeller” 

Rockefeller và Nỗi ám ảnh về tiền bạc

Là người bị ám ảnh bởi sự giàu có, cha của John Rockefeller, William Rockefeller, đã dành hầu hết phần đời của mình cho những mánh khóe lừa gạt để kiếm tiền. Thừa hưởng từ bố, John D. Rockefeller cũng được biết đến là một người tôn thờ vật chất và tiền bạc. Mặc dù bản thân đã từng phủ nhận điều này, nhưng trong quá khứ, khi còn là một nhân viên văn phòng, John.D.Rockefeller đã nhiều lần mở két an toàn của công ty và lấy cắp hàng nghìn đô la.

Rockefeller và Sứ mệnh với Chúa trời

Từ xưa tới nay, hầu hết những cá nhân thành đạt đều mang trong mình một sứ mệnh, tầm nhìn hay niềm thôi thúc mãnh liệt giúp họ đạt được mục tiêu. Đối với Rockefeller, một tín đồ Cơ đốc ngoan đạo, thì niềm động lực đó chính là sự dẫn đường của Chúa. Ngay từ khi còn trẻ, ông đã tin rằng chính mình là người được Đấng tối cao lựa chọn để khai thác dầu mỏ từ lòng đất và đem đến lợi ích cho toàn thế giới.

Rockefeller - Một kẻ vô đạo đức và tham lam?

Viện vào cái mà ông gọi là “sứ mệnh với Chúa trời”, John.D.Rockefeller đã làm đủ mọi cách để củng cố ngành công nghiệp dầu mỏ. Ông ta tin rằng Đức Chúa Trời mong muốn dầu mỏ được khai thác và phân phối cho người dân ở mức giá thấp nhất có thể; và để đạt được điều đó, sự cạnh tranh cần phải bị loại bỏ và nhường chỗ cho thế độc quyền, nơi mà một thế lực duy nhất có thể kiểm soát được lượng cung cầu trên toàn thế giới.

Tranh biếm họa về thế độc quyền dầu mỏ của gia tộc Rockefeller

Chính vì vậy, với cương vị là Giám đốc điều hành của Standard Oil, ông cùng tập đoàn này đã làm mọi cách từ tham nhũng, hối lộ đến các hoạt động phi pháp nhằm đạt được thế độc tôn trong ngành dầu mỏ. Do có thế lực lớn, mỗi khi gặp phải sự cản trở của một cá nhân hay tổ chức nào đó, Standard Oil sẽ sử dụng nhiều cách nhằm phá hoại công việc kinh doanh, làm ăn của những đơn vị này.

Rockefeller và Tư duy tài chính sắc bén

Khi còn trẻ, John.D.Rockefeller đã từng phải làm công việc chân tay khổ cực với mức lương 1 USD/3 ngày làm việc. Những năm sau đó, ông bắt đầu sử dụng số tiền 50 USD tích cóp được để cho vay với lãi suất 7%, thu về khoản lợi tức 3,50 USD và đã tự nhủ với bản thân rằng “Đừng trở thành nô lệ của tiền bạc mà hãy để tiền bạc trở thành nô lệ của chính mình”. Có thể nói, đây là việc làm đầu tiên trong vô số những quyết định đầu tư khôn ngoan đem lại khoản lợi tức khổng lồ cho John.D.Rockefeller sau này.

Về phương châm đầu tư tài chính, ông đã từng có câu nói rất nổi tiếng “Chúng ta nên tiết kiệm khi có thể, không phải chỉ khi cần, vì sau đó chúng ta có thể nắm bắt cơ hội đầu tư bất cứ khi nào chúng xuất hiện”.

Không chỉ là những khoản đầu tư cá nhân, trên cương vị là Giám đốc điều hành của Standard Oil, John.D.Rockefeller cũng là một nhà đầu cơ thông thái và khôn khéo.

Rockefeller và Đế chế tỷ đô đầu tiên trên thế giới

Năm 1863, John.D.Rockefeller lần đầu bước chân vào lĩnh vực dầu mỏ và giữ chức đồng sở hữu công ty Andrews, Clark & Co. Bất chấp mối quan hệ không mấy tốt đẹp giữa John và 2 người chủ sở hữu còn lại, công ty vẫn phát triển vô cùng mạnh mẽ. Đến năm 1885, cùng với Andrews, John mua lại công ty và nắm giữ phần lớn cổ phần của nhà máy lọc dầu lớn nhất Cleveland khi mới chỉ 25 tuổi.

Bốn năm sau đó, cả nước Mỹ chìm trong cơn sốt dầu mỏ. Những người đàn ông tham vọng đổ xô vào ngành công nghiệp hái ra tiền này và nhanh chóng tạo nên sự dư thừa trong sản xuất, dẫn đến cuộc chiến giá cả gay gắt cùng tỷ suất lợi nhuận giảm mạnh. Cũng trong năm này, John đưa ra sáng kiến “thay thế cạnh tranh bằng hợp tác trong ngành”, bắt đầu nghĩ tới việc thành lập một tập đoàn khổng lồ để giảm bớt tình trạng dư thừa công suất, ổn định giá cả và cứu ngành công nghiệp đang gặp khó khăn. Nhờ vào khả năng tìm kiếm cơ hội trong thảm họa, ông đã mua hàng tấn nhà máy lọc dầu giai đoạn gần cuối của cuộc khủng hoảng. Chỉ trong hơn một tháng, từ ngày 17 tháng 2 đến ngày 28 tháng 3 năm 1872, công ty của ông - sau này trở thành Tập đoàn Standard Oil - đã mua lại 22 trong số 26 đối thủ cạnh tranh ở Cleveland.

Thời kỳ khủng hoảng vẫn chưa kết thúc. Sau sự kiện Ngày Thứ Ba đen tối năm 1873, giá dầu giảm mạnh đến mức thấp hơn cả giá nước sinh hoạt ở một số khu vực. John tiếp tục thể hiện tư duy chiến lược độc đáo khi tận dụng cơ hội mua cổ phần của đối thủ cạnh tranh với giá thấp. Sau đợt mua ồ ạt này, Standard Oil chiếm 25% sản lượng dầu tại Mỹ. Bốn năm sau, con số đó là 90%. Một thập kỷ trôi qua, Standard Oil vẫn chiếm đến 80% thị trường dầu mỏ toàn cầu.

Theo thời gian, Standard Oil được biết đến như chiếc “Vòi bạch tuộc” khi sở hữu nhiều công ty dầu mỏ trên toàn thế giới và kiểm soát hoàn toàn ngành công nghiệp này. Chính vì sự phát triển quá lớn này, Roosevelt, Tổng thống thứ 32 Của Mỹ, cùng một loạt các nhà hoạt động xã hội đã khởi kiện Standard Oil để phá thế độc quyền. Standard Oil bị tòa phán quyết phải giải thể thành 34 công ty con. Tuy nhiên, do vẫn nắm giữ lượng lớn cổ phần trong cả 34 công ty này, Rockefeller vẫn thu về nguồn lợi khổng lồ, nhất là khi nhiều trong số đó phát triển thành những tên tuổi lẫy lừng như ExxonMobil, Chevron hay BP.

Rockefeller và Sự giàu có không tưởng

Nhiều người cho rằng Rockefeller đã trở thành triệu phú vào khoảng năm 1870 ở tuổi 31. Năm 1879, ông có tên trong danh sách 20 người giàu nhất nước Mỹ với khối tài sản ròng ước tính khoảng 18 triệu USD. Mười năm sau, vào năm 1889, ông sở hữu 150 triệu USD và trở thành người giàu có nhất hành tinh. Theo ước tính, tại thời điểm đó, John.D.Rockefeller kiếm được 750 USD một giờ, trong khi một người Mỹ chỉ kiếm được trung bình 500 USD một năm.

Đầu thập niên 1890, Rockefeller nhận được 3 triệu USD tiền cổ tức, số tiền này được tái đầu tư vào các danh mục chứng khoán của các công ty bên ngoài ngành dầu mỏ bao gồm 16 công ty đường sắt, 9 đơn vị đầu tư bất động sản, 6 công ty sản xuất thép, 6 doanh nghiệp kinh doanh tàu hơi nước, 9 tổ chức tài chính và 2 bảo tàng.

Đến giữa những năm 1890, Rockefeller kiếm được 10 triệu USD từ chứng khoán. Đặc biệt, khi cổ phiếu của Standard Oil tăng vọt trong giai đoạn giữa năm, công đã kiếm được 55 triệu USD chỉ trong vòng 9 tháng. Năm 1897, ông được các phương tiện truyền thông gọi với cái tên Ông trùm Túi tiền (Mister Money Bags) khi sở khối tài sản khổng lồ lên đến 200 triệu USD.

Vào đầu thế kỷ 20, ông có thu nhập miễn thuế hàng năm ở mức 58 triệu USD, tương đương với mức lương hàng năm là 1,65 tỷ USD ở thời điểm hiện tại.

Khi Standard Oil bị giải thể thành 34 công ty độc lập, Rockefeller được hưởng lợi rất nhiều. Cổ phần của John.D.Rockefeller trong đế chế của ông không chỉ là 300 triệu, mà là 900 triệu USD. Năm 1913, ông đã tiến rất gần đến việc trở thành tỷ phú. Mặc dù John.D.Rockefeller và con trai phủ nhận điều này, nhưng nghiên cứu gần đây kết luận rằng ông - thực sự - là tỷ phú đầu tiên trên thế giới.

Trên thực tế, John giàu có đến mức có thể trả hết 75% nợ quốc gia của Mỹ. Các ngân hàng tại nước này thậm chí đã ngỏ ý vay tiền từ ông.

Rockefeller -  Một nhà hảo tâm vĩ đại

Sở hữu quá nhiều tiền trong khi người dân còn trong thời kỳ nghèo khó, Rockefeller cho rằng bản thân cần có nghĩa vụ đóng góp cho cộng đồng. Nhiều người đặt câu hỏi rằng liệu khối tài sản đồ sộ của ông có được gây dựng nên một cách trung thực, đúng đắn và hợp pháp hay không. Tuy nhiên, bất chấp những tai tiếng của Standard Oil và bản thân Rockefeller, ông đã cho đi 530 triệu USD trong suốt cuộc đời mình. Con trai ông, Jr cũng đã quyên góp số tiền 537 triệu USD trong khi Quỹ Rockefeller đã hỗ trợ 540 triệu USD cho người dân Mỹ và trên toàn thế giới. Vì vậy, có thể John.D.Rockefeller không hoàn hảo, nhưng những đóng góp của ông cho nước Mỹ là khó có thể phủ nhận.

Ron Chernow - Tác giả cuốn sách Titan Gia tộc Rockefeller

Có thể nói, tờ New York Times đã đúng khi gọi cuốn sách này là “Cuốn tiểu sử mang đầy đủ sự mượt mà, lôi cuốn, hấp dẫn như tiểu thuyết”. 

Bằng nỗ lực tìm kiếm, thu thập và tổ chức thông tin một cách logic, hợp lý nhưng không kém phần sống động, cuốn hút, Chernow đã cung cấp cho độc giả cái nhìn toàn diện, đa chiều về cuộc đời của một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất trong lịch sử nhân loại.

Là một tác phẩm đồ sộ về cả mặt nội dung và hình thức, “Titan – Gia tộc Rockefeller” đôi khi sẽ gây khó khăn cho người đọc với các mốc thời gian chồng chéo cùng lượng thông tin khổng lồ. Tuy nhiên, một khi đã bỏ công khai phá, bạn đọc chắc chắc chắn sẽ cảm thấy thỏa mãn với khối kiến thức rộng lớn  cùng  những chiêm nghiệm, bài học đắt giá này. 

>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

 
 
Tags: