Đám đông kia chỉ biết đứng nhìn người đàn ông nằm chờ chết bên đường, không ai muốn cứu ông ấy cả!
Đám đông kia chỉ biết đứng nhìn người đàn ông nằm chờ chết bên đường, không ai muốn cứu ông ấy cả!
Khi đang đi bộ trên đường phố Nairobi (Kenya), mẹ tôi và tôi vô tình nhìn thấy một người đàn ông đang nằm quằn quại trong đau đớn.

Đám đông nhanh chóng vây quanh người đàn ông ấy để xem điều gì đang diễn ra. Tôi cắt ngang những người chỉ biết đứng tụ tập và buông lời xì xào, lấy hộp sữa để sẵn trong túi và cố gắng đưa vào miệng ông.

Đám đông xung quanh thì thầm những câu kiểu như:

“Ồ, ông ấy bị say rồi!”

“Ông ấy có vẻ bị AIDS rồi!”

Không, hắn chỉ là kẻ bịp bợm thôi”.

Tôi phớt lờ những lời nói ấy và tiếp tục hỏi người đàn ông như thể đó là người thân của mình.

Người bạn ngồi cùng ông ấy nói với tôi rằng, ông ấy bị ốm kịch liệt và đã quỵ ngã trên đường tới bệnh viện vì quá đau đớn nên không thể bước tiếp được.

Tôi kêu gọi đám đông hãy chung tay góp tiền để chúng tôi bắt taxi đưa ông ấy đến bệnh viện. Xe cứu thương ở đây là cái gì đó lạ lẫm, nhất là đối với những người nghèo. Mọi người nhìn tôi bằng ánh mắt chẳng có bất cứ sự cảm thông nào. Nhiều người còn cho tôi là người cả tin.

Không ai bước tới giúp đỡ tôi. Tôi cảm thấy uất ức đến phát khóc. Sự lãnh cảm tuyệt đối từ phía đám đông thực sự khiến tôi tức giận.

Nhiều người chế nhạo tôi nhưng tôi tự nhận ra rằng, tôi cần phải giúp đỡ người đàn ông kia. Tôi đi đến máy rút tiền, rút đủ số tiền để trả tiền taxi và tiền nhập viện. Tôi yêu cầu bạn của người đàn ông giúp tôi một tay và chúng tôi đã đưa ông ấy lên taxi. Mẹ tôi cũng chung tay nâng đỡ người đàn ông đó.

Người đàn ông nằm trên nền đất lạnh với bộ quần áo lấm lem bụi bẩn. Không tài xế taxi nào muốn đưa ông ấy đến bệnh viện. Ai cũng nói những điều tương tự nhau. Ông ấy nhìn như một kẻ say rượu!

Nhưng trên thực tế, người đàn ông ấy không có mùi rượu. Hơn nữa, những người lái xe không phải lo lắng về các vấn đề hoá đơn bởi vì tôi sẽ gửi đủ tiền cho họ. Đáng buồn là, nhiều người trong số họ lại từ chối chở người đàn ông ốm yếu đó.

Trong cơn bực tức, tôi là người cuối cùng bước đi trong số những người dang tay giúp người đàn ông đáng thương ấy. Tuy vậy, khi nhìn thấy đôi mắt ngấn lệ của tôi, một người lái taxi cảm thấy day dứt. Cuối cùng, anh đã đồng ý đưa người đàn ông cơ cực ấy đến bệnh viện với điều kiện, người đàn ông đó không được nôn ra taxi và chúng tôi phải trả trước một nửa số tiền.

Tôi đồng ý trước yêu cầu trên và đưa phần tiền còn lại cho bạn đi cùng người đàn ông ốm yếu. Bạn của người đàn ông ốm yếu đã khóc và như đang trao tới tôi cả ngàn lời cầu phúc. Tôi nói cảm ơn ông ấy vì đã luôn ở bên người bạn của ông và chúc họ sẽ sớm khoẻ lại.

Ngay khi chiếc taxi đó chạy đi, tôi đã gục xuống cánh tay mẹ mình và khóc như một đứa trẻ, đó là những là giọt nước mắt đầy đắng cay.

Tôi khóc cho người đàn ông ấy. Tôi không chắc ông ấy có thể sống sót qua đêm đó không. Tôi khóc cho đất nước tôi bởi vì quá nhiều người đã chết vì không được cấp cứu kịp thời. Hơn tất cả, đó là những giọt nước mắt giận dữ của tôi. Nỗi tức giận hướng về cách mọi người chỉ biết buông ra những lời cay nghiệt đối với một người bệnh tật, đang thói thóp thở hoặc làm tổn thương họ, hoàn toàn thờ ơ trước cảnh ngộ họ gặp phải.

Đây không phải là trò hề giữa phố. Ở Swahili, người ta có câu tục ngữ “Tenda wema nenda zako”. Câu này có nghĩa đơn giản là: Hãy làm điều tốt, sau đó bạn có thể đi trên con đường bạn đã chọn. Đừng chờ đợi ai đó tán dương bạn. Những điều tốt đẹp bạn làm sẽ luôn quay trở lại khiến cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn. Một số người xem đó là nhân - quả, số khác lại coi đó là phước lành và tài sản có giá trị. Dù bạn giúp đỡ ai đi chăng nữa, nhất là những người đang cần đến sự trợ giúp thì những điều tốt đẹp rồi sẽ đến với bạn. 

Trên đây là câu chuyện do nữ nhà báo người Đan Mạch, Wanjiku Jørgensen kể lại trên trang Quora vào ngày 17-4-2017. Cô đã chia sẻ sự việc gây ám ảnh trên để trả lời cho câu hỏi “Hành động vô tình nhất mà bạn từng chứng kiến là gì?”. Lời đáp của cô đã thu hút 251,4 ngàn lượt xem và nhận được 10,5 ngàn lượt upvote.

Theo Quora 

Minh Phương

Tags: