Đời thay đổi khi ta thay đổi

Tác giả : Dương Thụy

Đời thay đổi khi ta thay đổi

Tác giả : Dương Thụy

Quyển sách này nói về việc tại sao có những người dường như lúc nào cũng ở đúng nơi và đúng lúc - và làm thế nào bạn cũng được như họ; tại sao hóa đơn tính tiền luôn luôn tới ngay tức khắc; tại sao đèn giao thông cứ ở màu đỏ hoài cả nửa ngày trong khi bạn đang trễ một cuộc hẹn làm ăn; tại sao đi du lịch Tây Ban Nha mà bạn cũng gặp người láng giềng sát bên nhà; tại sao bạn chạy chiếc xe cà tàng suốt 15 năm ròng rã mà chưa bao giờ va quẹt... thế rồi chiếc xe mới mua mới chạy có hai ngày đã đụng móp mui! Nhận thức được các quy luật tự nhiên này, chúng ta có thể điều chỉnh bản tính để sống hạnh phúc.

Trạm Đọc biên tập

Ai nên đọc cuốn sách này?
Tác giả cuốn sách này là ai?

Nhà văn Dương Thụy từng là một cây bút nổi bật của báo Hoa Học Trò. Bên cạnh đó, chị được biết đến với vai trò tác giả của nhiều cuốn sách được độc giả, đặc biệt là những người trẻ yêu thích như Oxford thương yêu, Cáo già, gái già và tiểu thuyết diễm tình, Nhắm mắt thấy Paris, Trả lại nụ hôn, Cung đường vàng nắng,... Những tác phẩm của chị viết về trải nghiệm, tình yêu của người trẻ Việt, liên tục trở thành hiện tượng, Oxford thương yêu đã tái bản 14 lần và được chuyển ngữ sang Tiếng Anh, Cung đường vàng nắng đã bán được 10000 bản trong vòng 3 ngày và được tái bản thêm 2 lần,...

Tháng 4 năm 2017, Dương Thụy ra mắt bộ sách SuSu và GoGo bước ra thế giới. Bộ truyện tranh với hình vẽ sinh động và những câu chuyện mang tính giáo dục kỹ năng cho lứa tuổi thiếu nhi được độc giả yêu mến gọi tên “cuốn cẩm nang bước ra thế giới” dành riêng cho trẻ em.

Kỷ niệm của chị về những cuốn sách:

Tôi bắt đầu đọc sách nhiều và đọc bất cứ cuốn sách nào mình tìm được từ năm tám tuổi. Thời đó trẻ con không có thú vui nào khác hơn là đọc sách vì không phải gia đình nào cũng có TV. Nhà tôi không có TV nên thỉnh thoảng tôi mới sang nhà hàng xóm xem cọp, còn lại bao nhiêu thời gian rảnh tôi đều dùng để đọc sách. Cũng nên nói thêm là thời đó con nít không phải học nhiều như bây giờ, nên ngoài giờ học chính quy ở trường thì tôi chẳng biết làm gì khác hơn ngoài đọc sách. Những cuốn sách văn học thế giới dành cho thiếu nhi như “Đảo châu báu”, “Nanh trắng”, “Tiếng gọi nơi hoang dã”, “Cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer”, “Không gia đình”, “Vòng quanh thế giới trong 80 ngày”… hay cho người lớn như “Những người khốn khổ”, “Đỉnh gió hú”, “Thư từ cối xây gió”… tôi đọc tất. Sách văn học Việt Nam tôi cũng đọc rất nhiều, thậm chí các sách về nữ công gia chánh hay dạy cách chăn nuôi tôi cũng đọc luôn.

Về sau này tôi đọc các sách kiếm hiệp của Kim Dung, các sách trinh thám của Agatha Christie, các sách thuần về giải trí dành cho nữ của Daniel Steel. Với tôi, mỗi cuốn sách có một cái thú vị riêng, tôi không đánh giá sách dựa trên tiêu chí đó là văn học hàn lâm hay chỉ giải trí đơn thuần. Mỗi cuốn sách đều cho tôi những điều bổ ích khách nhau. Bạn không nên đọc sách theo gợi ý của người khác, mà đọc sách theo chọn lựa của cá nhân. Bạn sẽ thấy sách không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc. Còn đọc theo ý người khác thường khiến bạn thất vọng.

Tôi thường đọc tới đọc lui những cuốn giúp tôi có suy nghĩ tích cực như “Quẳng gánh lo đi mà vui sống của tác giả Dale Carnegie (và những cuốn khác của ông như “Đắc nhân tâm”), “Đời thay đổi khi ta thay đổi” của tác giả Andrew Matthews, những cuốn dạy làm người của học giả Nguyễn Hiến Lê. Theo tôi, luyện cho mình có suy nghĩ tích cực rất quan trọng. Khi mình có suy nghĩ tích cực, mình sẽ có hành động tích cực. Và như thế cuộc sống của mình tươi đẹp lên rất nhiều. Tôi cũng đọc rất nhiều sách bằng tiếng Anh trong bộ sách của Oxford Bookworm và Penguin Readers. Khi đi nước ngoài tôi cũng tìm mua các cuốn sách trinh thám dành cho tuổi teen. Đọc những cuốn này giúp tôi nâng cao khả năng đọc hiểu mà nội dung cũng rất lôi cuốn.

Kỷ niệm của chị về những cuốn sách:

Sách và tôi có nhiều kỷ niệm riêng tư. Sách cho tôi cả kho tàng kiến thức quý giá mà khi còn nhỏ chưa có tiền mua sách tôi đã mạnh tay chi không đắn đo. Sau này có điều kiện hơn tôi mua sách đọc rất nhiều. Tôi vẫn thường khuyên người này người kia đọc sách nhưng rồi nhận ra sách chỉ có giá trị đối với ai tự tìm đến sách. Còn mình cố nài, cố khuyên, cố ép ai đó đọc sách thì cũng không có ích gì. Tôi nghĩ nếu trẻ em và cả người lớn ngày nay bị lâm vào cảnh không có TV, không có Internet thì chắc mọi người sẽ đọc nhiều hơn.