Nguyễn Phong Việt

Nguyễn Phong Việt là một nhà báo, nhà thơ đã có 5 tập thơ được xuất bản: Đi qua thương nhớ, Từ yêu đến thương, Sinh ra để cô đơn, Sống một cuộc đời bình thườngVề đâu những vết thương. Các tập thơ của anh đã tạo nên những hiện tượng xuất bản ở Việt Nam khi đã bán được hàng chục ngàn bản in, một điều rất hiếm thấy đối với thơ Việt Nam trong hàng thập kỷ trước đó.

Nói về phong cách sáng tác của mình, nhà thơ chia sẻ: "Với tôi, viết là cảm xúc. Và cũng bởi vì quá phụ thuộc vào cảm xúc nên tôi viết khá chậm. Có thể ai đó sẽ cho rằng tác phẩm của Nguyễn Phong Việt đơn điệu, đều man mác buồn. Nhưng tôi lại nghĩ mình chỉ viết tốt nhất khi nói về nỗi buồn, và cái "một màu" ấy chính là điều mà tôi muốn giữ lại để không lẫn mình vào một ai khác trong thế giới vốn dĩ có rất nhiều tài năng về viết lách như thế này!".

 

Suy nghĩ của tôi về việc đọc sách:

Mỗi người chắc chắn sẽ có một gu đọc sách khác nhau vì bối cảnh lớn lên, tính cách, sở thích của chúng ta đều khác mọi người. Khi bắt đầu đọc một cuốn sách, bạn không thể biết được liệu mình sẽ thích quyển sách trên tay ít hay nhiều, nhưng tôi tin rằng đọc sách không bao giờ là việc lãng phí thời gian, đặc biệt là những cuốn sách hay.

 

Sách tôi yêu thích

Suối nguồn

Đây là cuốn tiểu thuyết tôi khiến ấn tượng nhất vì những thông điệp, chia sẻ của tác giả dường như mang tầm vóc thời đại. Được viết từ năm 1943 nhưng đến giờ những thông điệp trong cuốn sách vẫn còn nguyên giá trị, vượt qua cách biệt thời gian. Lần đầu tiên tôi đọc một cuốn sách mà cảm thấy sợ sẽ...đọc hết. Suối nguồn là cuốn tiểu thuyết hay nhất mà tôi từng đọc cho đến tận bây giờ.

Đặc biệt, nét tính cách quyết liệt của nhân vật Howard Roark có phần giống với tôi. Trong truyện, chỉ cần ai đó thay đổi bản thiết kế của Howard thì anh nhất định không đồng ý. Thậm chí, anh ta từng bị đuổi học vì mâu thuẫn với các nhà phê bình của trường, chấp nhận phá cả căn nhà nếu không giống với bản vẽ. Có thể quan điểm sáng tạo này hơi cực đoan nhưng khi viết, tôi cũng cố chấp như vậy đấy. Từng có nhiều người nói tại sao tôi không thay đổi sau 5 tập thơ từ Đi qua thương nhớ đến Về đâu những vết thương. Nhưng tôi nghĩ rằng cách viết đó, giọng văn đó là của riêng mình, đây là điều tốt nhất tôi có thể làm. Nếu thay đổi tôi sẽ không còn thoải mái mà sẽ sa vào kỹ thuật, lý thuyết. Hơn nữa, độc giả tìm đến Nguyễn Phong Việt để đọc chất riêng của tôi, nếu họ muốn tìm đến những thế loại khác thì đã có những người khác viết tốt hơn tôi rồi.

 

Đọc thêm

Đây là cuốn tiểu thuyết tôi khiến ấn tượng nhất vì những thông điệp, chia sẻ của tác giả dường như mang tầm vóc thời đại. Được viết từ năm 1943 nhưng đến giờ những thông điệp trong cuốn sách vẫn còn nguyên giá trị, vượt qua cách biệt thời gian. Lần đầu tiên tôi đọc một cuốn sách mà cảm thấy sợ sẽ...đọc hết. Suối nguồn là cuốn tiểu thuyết hay nhất mà tôi từng đọc cho đến tận bây giờ.

Đặc biệt, nét tính cách quyết liệt của nhân vật Howard Roark có phần giống với tôi. Trong truyện, chỉ cần ai đó thay đổi bản thiết kế của Howard thì anh nhất định không đồng ý. Thậm chí, anh ta từng bị đuổi học vì mâu thuẫn với các nhà phê bình của trường, chấp nhận phá cả căn nhà nếu không giống với bản vẽ. Có thể quan điểm sáng tạo này hơi cực đoan nhưng khi viết, tôi cũng cố chấp như vậy đấy. Từng có nhiều người nói tại sao tôi không thay đổi sau 5 tập thơ từ Đi qua thương nhớ đến Về đâu những vết thương. Nhưng tôi nghĩ rằng cách viết đó, giọng văn đó là của riêng mình, đây là điều tốt nhất tôi có thể làm. Nếu thay đổi tôi sẽ không còn thoải mái mà sẽ sa vào kỹ thuật, lý thuyết. Hơn nữa, độc giả tìm đến Nguyễn Phong Việt để đọc chất riêng của tôi, nếu họ muốn tìm đến những thế loại khác thì đã có những người khác viết tốt hơn tôi rồi.

 

Cội rễ

Tôi đọc Cội rễ vào năm 18 tuổi, lần đầu tiên xa nhà đi học Đại học.Truyện viết về nhân vậtJooc Gà rời quê hương để đến Mỹ làm nô lệ, đến khi Mỹ xóa bỏ chế độ nô lệ giải phóng và gia đình anh được tự do. Tôi đặc biệt nhớ hình ảnh nhớ cây bao báp ở đầu ngôi làng quê của nhân vật chính. Cây bao báp giống như người già làng vậy, tất cả mọi cuộc họp hay sinh hoạt của dân làng đều diễn ra dưới gốc cây. Tuy bối cảnh của cuốn tiểu thuyết này là một đất nước thuộc Châu Phi nhưng khi đọc tôi cứ liên tưởng đến cây đa, mái đình của làng quê mình. Văn chương thật kỳ diệu, nó xóa nhòa mọi cách biệt địa lý hay văn hóa.

Hành trình của nhân vật Jooc Gà là hành trình vượt thoát số phận. Khi nước Mỹ bãi bỏ chế độ nô lệ, ông trở thành một công dân nước Mỹ tự do. Đây không chỉ là câu chuyện về một người nô lệ được giải phóng về thể xác hay nhận thức, mà là còn là bản hùng ca về lòng dũng cảm đấu tranh, bằng mọi cách vươn lên. Họ không chỉ đấu tranh giải phóng chính mình mà còn hy sinh vì tự do của đời con cháu. Thông điệp này vẫn đúng với mọi thời điểm, mọi dân tộc. Đây là một cuốn sách rất hay, tôi nghĩ rằng ai cũng nên đọc.

 

Đọc thêm

Tôi đọc Cội rễ vào năm 18 tuổi, lần đầu tiên xa nhà đi học Đại học.Truyện viết về nhân vậtJooc Gà rời quê hương để đến Mỹ làm nô lệ, đến khi Mỹ xóa bỏ chế độ nô lệ giải phóng và gia đình anh được tự do. Tôi đặc biệt nhớ hình ảnh nhớ cây bao báp ở đầu ngôi làng quê của nhân vật chính. Cây bao báp giống như người già làng vậy, tất cả mọi cuộc họp hay sinh hoạt của dân làng đều diễn ra dưới gốc cây. Tuy bối cảnh của cuốn tiểu thuyết này là một đất nước thuộc Châu Phi nhưng khi đọc tôi cứ liên tưởng đến cây đa, mái đình của làng quê mình. Văn chương thật kỳ diệu, nó xóa nhòa mọi cách biệt địa lý hay văn hóa.

Hành trình của nhân vật Jooc Gà là hành trình vượt thoát số phận. Khi nước Mỹ bãi bỏ chế độ nô lệ, ông trở thành một công dân nước Mỹ tự do. Đây không chỉ là câu chuyện về một người nô lệ được giải phóng về thể xác hay nhận thức, mà là còn là bản hùng ca về lòng dũng cảm đấu tranh, bằng mọi cách vươn lên. Họ không chỉ đấu tranh giải phóng chính mình mà còn hy sinh vì tự do của đời con cháu. Thông điệp này vẫn đúng với mọi thời điểm, mọi dân tộc. Đây là một cuốn sách rất hay, tôi nghĩ rằng ai cũng nên đọc.

 

Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

Câu chuyện kể về thế giới trẻ thơ của một cậu bé trưởng thành trước tuổi. Thế giới quan của cậu bé đó cũng như bao đứa trẻ khác, cũng khu vườn, còn diều, cánh đồng nhưng sự chiêm nghiêm sâu sắc đến khác thường so với bạn bè đồng trang lứa. Khi đọc cuốn sách với tư cách một độc giả lớn tuổi đọc một truyện thiếu nhi, tôi vừa thấy hình ảnh thời ấu thơ của mình trong đó, vừa thấy được nhãn quan của một người đồng trang lứa ở độ tuổi này. Tác giả đã khéo léo kết hợp được hai yếu tố:  lăng kính của người trưởng thành trong cuộc sống của đứa trẻ.

 

Đọc thêm

Câu chuyện kể về thế giới trẻ thơ của một cậu bé trưởng thành trước tuổi. Thế giới quan của cậu bé đó cũng như bao đứa trẻ khác, cũng khu vườn, còn diều, cánh đồng nhưng sự chiêm nghiêm sâu sắc đến khác thường so với bạn bè đồng trang lứa. Khi đọc cuốn sách với tư cách một độc giả lớn tuổi đọc một truyện thiếu nhi, tôi vừa thấy hình ảnh thời ấu thơ của mình trong đó, vừa thấy được nhãn quan của một người đồng trang lứa ở độ tuổi này. Tác giả đã khéo léo kết hợp được hai yếu tố:  lăng kính của người trưởng thành trong cuộc sống của đứa trẻ.

 

Sách tôi gợi ý đọc

Quê mẹ

Tôi đọc tập truyện ngắn này khi mới 14-15 tuổi, cái thời sách còn in khổ nhỏ bằng bàn tay. Tất cả những câu chuyện trong Quê mẹ đều viết về làng Phủ Lý, Hà Nam quê ông. Nhưng khi đọc, tôi cảm thấy rất gần gũi dù tôi là người Miền Trung và còn quá trẻ để biết về miền Bắc nhưng vẫn cảm thấy hình ảnh làng quê trong trang sách sao quá đỗi quen thuộc với mình. Giọng văn Thanh Tịnh hồn hậu, chân chất, khiến tôi cảm thấy vùng quê, ngôi làng của mình bỗng trở nên thân thương hơn. Đôi khi vì quá quen thuộc với những gì xung quanh nên ta quên mất vẻ đẹp của chúng, nhưng nhà văn Thanh Tịnh như đã truyền cho tôi tình yêu quê hương và những thứ giản dị xung quanh mình.

 

Đọc thêm

Tôi đọc tập truyện ngắn này khi mới 14-15 tuổi, cái thời sách còn in khổ nhỏ bằng bàn tay. Tất cả những câu chuyện trong Quê mẹ đều viết về làng Phủ Lý, Hà Nam quê ông. Nhưng khi đọc, tôi cảm thấy rất gần gũi dù tôi là người Miền Trung và còn quá trẻ để biết về miền Bắc nhưng vẫn cảm thấy hình ảnh làng quê trong trang sách sao quá đỗi quen thuộc với mình. Giọng văn Thanh Tịnh hồn hậu, chân chất, khiến tôi cảm thấy vùng quê, ngôi làng của mình bỗng trở nên thân thương hơn. Đôi khi vì quá quen thuộc với những gì xung quanh nên ta quên mất vẻ đẹp của chúng, nhưng nhà văn Thanh Tịnh như đã truyền cho tôi tình yêu quê hương và những thứ giản dị xung quanh mình.

 

Tuyển thơ của nhà thơ Ba Lan...

Tôi đặc biệt thích những sáng tác của nữ thi sĩ Ba Lan Wislawa Szymborska. Bà là một trong 4 người Ba Lan giành giải Nobel Văn học cao quý vào năm 1996. Năm 2014, tập thơ chọn lọc của nhà thơ đã được xuất bản tại Việt Nam, do nhà thơ - Đại sứ Việt Nam tại Ba Lan Tạ Minh Châu tuyển chọn và dịch. Thơ của bà giản dị mà sâu sắc, có những câu thơ mang tầm cao tư tưởng.

Đọc thêm

Tôi đặc biệt thích những sáng tác của nữ thi sĩ Ba Lan Wislawa Szymborska. Bà là một trong 4 người Ba Lan giành giải Nobel Văn học cao quý vào năm 1996. Năm 2014, tập thơ chọn lọc của nhà thơ đã được xuất bản tại Việt Nam, do nhà thơ - Đại sứ Việt Nam tại Ba Lan Tạ Minh Châu tuyển chọn và dịch. Thơ của bà giản dị mà sâu sắc, có những câu thơ mang tầm cao tư tưởng.

Tâm hồn tôi

Nhắc tới Nguyễn Bính, độc giả thường nghĩ về những vần thơ “chân quê”. Tôi lại ấn tượng hơn với những sáng tác của Nguyễn Bình vào giai đoạn cuối đời. Dường như lúc ấy, cái nhìn của nhà thơ đi sâu vào chiêm nghiệm về cuộc đời và nỗi cô đơn, chứ không còn hồn nhiên, chân quê nữa. Đặc biệt, tôi vẫn rất nhớ câu thơ: “Một người làm cả cuộc chia ly” (Trích Những bóng người trên sân ga, 1937). Tôi đọc bài thơ này mấy chục năm sau khi tác giả sáng tác mà kinh ngạc, làm sao vào thời ấy ông lại có thể viết được những vần thơ quá đỗi hiện đại và mới mẻ so với những sáng tác trước đó của mình. Dường như Nguyễn Bình là một người đang sống và viết cùng thời với tôi chứ không phải một nhà thơ từ thời kỳ Thơ mới những năm 30s. Sự thay đổi trong phong cách sáng tác của Nguyễn Bính làm tôi đặc biệt ngưỡng mộ.

 

Đọc thêm

Nhắc tới Nguyễn Bính, độc giả thường nghĩ về những vần thơ “chân quê”. Tôi lại ấn tượng hơn với những sáng tác của Nguyễn Bình vào giai đoạn cuối đời. Dường như lúc ấy, cái nhìn của nhà thơ đi sâu vào chiêm nghiệm về cuộc đời và nỗi cô đơn, chứ không còn hồn nhiên, chân quê nữa. Đặc biệt, tôi vẫn rất nhớ câu thơ: “Một người làm cả cuộc chia ly” (Trích Những bóng người trên sân ga, 1937). Tôi đọc bài thơ này mấy chục năm sau khi tác giả sáng tác mà kinh ngạc, làm sao vào thời ấy ông lại có thể viết được những vần thơ quá đỗi hiện đại và mới mẻ so với những sáng tác trước đó của mình. Dường như Nguyễn Bình là một người đang sống và viết cùng thời với tôi chứ không phải một nhà thơ từ thời kỳ Thơ mới những năm 30s. Sự thay đổi trong phong cách sáng tác của Nguyễn Bính làm tôi đặc biệt ngưỡng mộ.