Giáo sư Chu Hảo (sinh năm 1940) là một trí thức nổi tiếng tại Việt Nam. Ông từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Khoa học công nghệ từ 1996 đến 2005. Năm 2005, ông được trao tặng Huân chương Quốc công của Pháp - là huân chương quốc gia của Pháp nhờ công nỗ lực ủng hộ việc phát triển quan hệ hợp tác Pháp-Việt không chỉ trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Hiện nay, Giáo sư là giám đốc Nhà xuất bản Tri Thức và Viện trưởng Viên Phan Châu Trinh (Hội An Quảng Nam).
Với hy vọng mang lại cho người Việt một tủ sách tri thức của thế giới, Giáo sư và NXB Tri Thức đã xây dựng chương trình Tủ sách tinh hoa, đem đến những cuốn sách có khả năng giúp họ trang bị một phông văn hóa sâu rộng, hiểu biết sâu sắc hơn về chính mình và thế giới.
Đôi dòng suy nghĩ của bác:
Tri thức mênh mông, biết càng nhiều càng ít. Sách nhiều, chọn đọc trong một rừng sách bao la là một việc hết sức khó khăn. Vì vậy khuyên ai nên đọc sách gì phải coi là việc làm bất đắc dĩ, chỉ làm khi thực sự có nhu cầu và nhận thức thấu đáo trách nhiệm của mình. Với tinh thần ấy, theo yêu cầu các cháu, bác mạnh dạn giới thiệu những cuốn sách mà bác thấy hết sức cần thiết đối với thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay.
Triết học Đông phương bao gồm các hệ thống triết lý và tôn giáo chủ yếu tại Ấn Độ, gồm các truyền thống đa dạng được gom chung thành Ấn giáo, cùng với triết học Phật giáo và Kỳ na giáo, và tại Á Đông gồm Việt Nam, Trung Hoa, Triều Tiên và Nhật Bản với tư tưởng Nho giáo và Đạo học cùng những phát triển về sau của Phật giáo.
Với nhan đề Đại cương triết học Đông phương, cuốn sách chỉ đề cập tới những truyền thống tư tưởng và minh triết phát triển tại tiểu lục địa Ấn Độ và Viễn Đông. Tác giả trình bày những điểm chính của mỗi truyền thống Đông phương, kèm theo đôi nét phác thảo quá trình bản địa hóa khi bánh xe tư tưởng ấy lăn tới.
Trạm Đọc tổng hợp
Triết học Đông phương bao gồm các hệ thống triết lý và tôn giáo chủ yếu tại Ấn Độ, gồm các truyền thống đa dạng được gom chung thành Ấn giáo, cùng với triết học Phật giáo và Kỳ na giáo, và tại Á Đông gồm Việt Nam, Trung Hoa, Triều Tiên và Nhật Bản với tư tưởng Nho giáo và Đạo học cùng những phát triển về sau của Phật giáo.
Với nhan đề Đại cương triết học Đông phương, cuốn sách chỉ đề cập tới những truyền thống tư tưởng và minh triết phát triển tại tiểu lục địa Ấn Độ và Viễn Đông. Tác giả trình bày những điểm chính của mỗi truyền thống Đông phương, kèm theo đôi nét phác thảo quá trình bản địa hóa khi bánh xe tư tưởng ấy lăn tới.
Trạm Đọc tổng hợp
Lịch sử triết học Tây phương đã tồn tại trên dưới 25 thế kỷ. Trong lịch sử triết học Tây phương, nếu Thales là triết gia đầu tiên vì ông bắt đầu nhìn ra thế giới thì Socrates là triết gia và hiền giả vĩ đại nhất vì ông bắt đầu nhìn vào con người.
Cuốn sách này chỉ giới hạn đối tượng độc giả trong những người muốn có kiến thức tổng quát và căn bản về triết học hoặc muốn sắp xếp những ý tưởng của mình đã biết thành hệ thống mạch lạc và thuận lý. Vì thế, nó nhắm tới 3 mục đích: 1. Giới thiệu khá chi tiết một số lĩnh vực chính của triết học cùng các triết gia liên hệ, có những đóng góp quan trọng; 2. Trình bày đại cương một số chủ đề kèm theo các luận cứ được họ đề xuất; 3. Đưa ra những miêu tả tổng quát và ngắn gọn các khái niệm cùng các thách thức cơ bản qua đó triết học triển khai qua nhiều thế kỷ, để làm bối cảnh trình bày.
Trạm Đọc tổng hợp
Lịch sử triết học Tây phương đã tồn tại trên dưới 25 thế kỷ. Trong lịch sử triết học Tây phương, nếu Thales là triết gia đầu tiên vì ông bắt đầu nhìn ra thế giới thì Socrates là triết gia và hiền giả vĩ đại nhất vì ông bắt đầu nhìn vào con người.
Cuốn sách này chỉ giới hạn đối tượng độc giả trong những người muốn có kiến thức tổng quát và căn bản về triết học hoặc muốn sắp xếp những ý tưởng của mình đã biết thành hệ thống mạch lạc và thuận lý. Vì thế, nó nhắm tới 3 mục đích: 1. Giới thiệu khá chi tiết một số lĩnh vực chính của triết học cùng các triết gia liên hệ, có những đóng góp quan trọng; 2. Trình bày đại cương một số chủ đề kèm theo các luận cứ được họ đề xuất; 3. Đưa ra những miêu tả tổng quát và ngắn gọn các khái niệm cùng các thách thức cơ bản qua đó triết học triển khai qua nhiều thế kỷ, để làm bối cảnh trình bày.
Trạm Đọc tổng hợp
Cũng như mọi sự trên đời, các ý tưởng đều trải qua tiến trình biến dịch, đổi thay, thích nghi và sửa đổi, để đáp ứng với thực tại mỗi ngày một mới và thích ứng với tương lai mở. Vì thế, suốt 12 chương sách, tác giả cố gắng không đưa ra kết luận nào cho từng chủ đề, cho dù nỗ lực vẫn là đi tìm đồng nhất trong dị biệt. Tất cả đều đặt trên tinh thần phơi mở của triết học với tính hiếu kỳ muốn biết cặn kẽ, hoài nghi mọi ngõ ngách và suy tưởng thấu đáo, có phương pháp.
Sách được chia làm 2 phần. Sau phần nội dung chính trải rộng suốt 12 chương là phần chú thích các thuật ngữ và các tên người. Tuy gọi là chú thích nhưng tác giả cố gắng trình bày có tính khai triển về lý thuyết của mỗi trường phái và đặc trưng của mỗi triết gia, khoa học gia hay văn nghệ sĩ có tên trong sách.
Cũng như mọi sự trên đời, các ý tưởng đều trải qua tiến trình biến dịch, đổi thay, thích nghi và sửa đổi, để đáp ứng với thực tại mỗi ngày một mới và thích ứng với tương lai mở. Vì thế, suốt 12 chương sách, tác giả cố gắng không đưa ra kết luận nào cho từng chủ đề, cho dù nỗ lực vẫn là đi tìm đồng nhất trong dị biệt. Tất cả đều đặt trên tinh thần phơi mở của triết học với tính hiếu kỳ muốn biết cặn kẽ, hoài nghi mọi ngõ ngách và suy tưởng thấu đáo, có phương pháp.
Sách được chia làm 2 phần. Sau phần nội dung chính trải rộng suốt 12 chương là phần chú thích các thuật ngữ và các tên người. Tuy gọi là chú thích nhưng tác giả cố gắng trình bày có tính khai triển về lý thuyết của mỗi trường phái và đặc trưng của mỗi triết gia, khoa học gia hay văn nghệ sĩ có tên trong sách.
“Trò chuyện Triết học” tập hợp 92 bài viết của dịch giả, nhà nghiên cứu triết học Bùi Văn Nam Sơn. Ở mỗi bài viết độc giả sẽ được làm quen với một khái niệm Triết học hoặc với một triết gia nổi tiếng từ những góc độ gần gũi và thú vị nhất. Giả dụ như bài viết “Chỉ bán phở mới là quán phở?” mở đầu bằng câu chuyện hai cha con chủ một quán phở gia truyền nổi tiếng không đồng ý với nhau: nên giữ nguyên một món hay bổ sung thêm mấy món điểm tâm nữa và “bổ sung” tới mức độ nào thì quán phở vẫn còn là quán phở? Hai cha con vô hình trung đụng đến một trong những câu hỏi quan trọng nhất và cũng nhức đầu nhất của triết học: cái gì khả biến, cái gì bất biến? Cái gì làm nên bản chất của một sự vật?
Còn rất nhiều những câu chuyện dẫn đến các vấn đề Triết học thú vị tương tự như thế. Tất cả đều sẽ mang lại các bài học tư duy bổ ích cho con người hiện đại. Bùi Văn Nam Sơn chia sẻ: “Triết học có thể giúp ta có được những nhận thức để cải thiện chất lượng cuộc sống, đồng thời, cuộc đời và phong cách tư duy của những đại triết gia cũng là những gương mẫu cho ta học hỏi trên nhiều lĩnh vực...”
Trạm Đọc tổng hợp
“Trò chuyện Triết học” tập hợp 92 bài viết của dịch giả, nhà nghiên cứu triết học Bùi Văn Nam Sơn. Ở mỗi bài viết độc giả sẽ được làm quen với một khái niệm Triết học hoặc với một triết gia nổi tiếng từ những góc độ gần gũi và thú vị nhất. Giả dụ như bài viết “Chỉ bán phở mới là quán phở?” mở đầu bằng câu chuyện hai cha con chủ một quán phở gia truyền nổi tiếng không đồng ý với nhau: nên giữ nguyên một món hay bổ sung thêm mấy món điểm tâm nữa và “bổ sung” tới mức độ nào thì quán phở vẫn còn là quán phở? Hai cha con vô hình trung đụng đến một trong những câu hỏi quan trọng nhất và cũng nhức đầu nhất của triết học: cái gì khả biến, cái gì bất biến? Cái gì làm nên bản chất của một sự vật?
Còn rất nhiều những câu chuyện dẫn đến các vấn đề Triết học thú vị tương tự như thế. Tất cả đều sẽ mang lại các bài học tư duy bổ ích cho con người hiện đại. Bùi Văn Nam Sơn chia sẻ: “Triết học có thể giúp ta có được những nhận thức để cải thiện chất lượng cuộc sống, đồng thời, cuộc đời và phong cách tư duy của những đại triết gia cũng là những gương mẫu cho ta học hỏi trên nhiều lĩnh vực...”
Trạm Đọc tổng hợp
Lược sử thời gian là cuốn sử thi về sự ra đời, sự hình thành và phát triển của vũ trụ. Tác giả đưa vào tác phẩm của mình toàn bộ tiến bộ tiến trình khám phá của trí tuệ loài người trên nhiều lĩnh vực: Triết học, Vật lý, Thiên văn học… Chúng ta sống cuộc sống hàng ngày của chúng ta mà hầu như không hiểu được về thế giới chung quanh. Chúng ta cũng ít khi suy ngẫm về cơ chế đã tạo ra ánh sáng Mặt trời – một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự sống, về hấp dẫn – cái chất keo đã kết dính chúng ta vào Trái đất mà nếu khác đi chúng ta sẽ xoay tít và trôi dạt vào không gian vũ trụ, về nguyên tử đã cấu tạo nên tất cả chúng ta và chúng ta hoàn toàn lệ thuộc vào sự bền vững của chúng.
Trạm Đọc tổng hợp
Lược sử thời gian là cuốn sử thi về sự ra đời, sự hình thành và phát triển của vũ trụ. Tác giả đưa vào tác phẩm của mình toàn bộ tiến bộ tiến trình khám phá của trí tuệ loài người trên nhiều lĩnh vực: Triết học, Vật lý, Thiên văn học… Chúng ta sống cuộc sống hàng ngày của chúng ta mà hầu như không hiểu được về thế giới chung quanh. Chúng ta cũng ít khi suy ngẫm về cơ chế đã tạo ra ánh sáng Mặt trời – một yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự sống, về hấp dẫn – cái chất keo đã kết dính chúng ta vào Trái đất mà nếu khác đi chúng ta sẽ xoay tít và trôi dạt vào không gian vũ trụ, về nguyên tử đã cấu tạo nên tất cả chúng ta và chúng ta hoàn toàn lệ thuộc vào sự bền vững của chúng.
Trạm Đọc tổng hợp
Vũ trụ là một bản nhạc mê hoặc mà con người đã cố lắng nghe từ ngàn xưa. Vì chỉ nghe được một vài nốt, họ đặt ra không biết bao nhiêu thắc mắc: Nó đến từ đâu? Tại sao nó lại hiện hữu? Liệu có dạng sống nào đang lắng nghe giai điệu của vũ trụ, ngoài chúng ta không?
Với mong muốn chơi lại một phần bản nhạc đó, trong cuốn sách Giai điệu bí ẩn và con người đã tạo ra vũ trụ giáo sư thiên văn học người Mỹ gốc Việt Trịnh Xuân Thuận chọn một văn phong đơn giản, trong sáng, dễ hiểu tựa như thơ để gợi lên những tò mò, những bí ẩn của vũ trụ. Từ sự phát triển của tư tưởng vũ trụ học, đến màn trình diễn đầy nghệ thuật của "những diễn viên trong vở kịch Big Bang": không-thời gian, bốn lực cơ bản, các hạt sơ cấp và các thiên hà, và cả tương lai của vũ trụ nữa.
Trạm Đọc tổng hợp
Vũ trụ là một bản nhạc mê hoặc mà con người đã cố lắng nghe từ ngàn xưa. Vì chỉ nghe được một vài nốt, họ đặt ra không biết bao nhiêu thắc mắc: Nó đến từ đâu? Tại sao nó lại hiện hữu? Liệu có dạng sống nào đang lắng nghe giai điệu của vũ trụ, ngoài chúng ta không?
Với mong muốn chơi lại một phần bản nhạc đó, trong cuốn sách Giai điệu bí ẩn và con người đã tạo ra vũ trụ giáo sư thiên văn học người Mỹ gốc Việt Trịnh Xuân Thuận chọn một văn phong đơn giản, trong sáng, dễ hiểu tựa như thơ để gợi lên những tò mò, những bí ẩn của vũ trụ. Từ sự phát triển của tư tưởng vũ trụ học, đến màn trình diễn đầy nghệ thuật của "những diễn viên trong vở kịch Big Bang": không-thời gian, bốn lực cơ bản, các hạt sơ cấp và các thiên hà, và cả tương lai của vũ trụ nữa.
Trạm Đọc tổng hợp
Nội dung cuốn sách, như tác giả nói ngay từ dòng đầu tiên của chương một, là chuyện “Bí ẩn của kiếp nhân sinh”, là những câu hỏi tối hậu về sự sống, vũ trụ và vạn vật: Tại sao phải có cái gì đó chứ không phải là hư không?, Tại sao chúng ta tồn tại?, Tại sao là tập hợp các định luật vật lý cụ thể này chứ không phải các tập hợp khác?... Đó là những câu hỏi đã từng và luôn luôn làm tất cả chúng ta xao xuyến, ở mức độ khác nhau, với cách tiếp cận khác nhau và trong mức độ hiểu biết khác nhau. Lời giải thì cũng có muôn vàn, từ các truyền thuyết, các câu chuyện cổ tích đến những luận lý đơn thuần dựa trên niềm tin và các lý thuyết khoa học được xây dựng một cách chặt chẽ. Trong cuốn sách này, Hawking điểm qua tất cả những chặng đường gian nan đó, để rồi cuối cùng đi đến một lý thuyết khả dĩ nhất, được xem là ứng viên duy nhất cho lý thuyết hoàn chỉnh về vũ trụ, lý thuyết: đấy chính là lý thuyết thống nhất mà Einstein đã hy vọng tìm được.
Trạm Đọc tổng hợp
Nội dung cuốn sách, như tác giả nói ngay từ dòng đầu tiên của chương một, là chuyện “Bí ẩn của kiếp nhân sinh”, là những câu hỏi tối hậu về sự sống, vũ trụ và vạn vật: Tại sao phải có cái gì đó chứ không phải là hư không?, Tại sao chúng ta tồn tại?, Tại sao là tập hợp các định luật vật lý cụ thể này chứ không phải các tập hợp khác?... Đó là những câu hỏi đã từng và luôn luôn làm tất cả chúng ta xao xuyến, ở mức độ khác nhau, với cách tiếp cận khác nhau và trong mức độ hiểu biết khác nhau. Lời giải thì cũng có muôn vàn, từ các truyền thuyết, các câu chuyện cổ tích đến những luận lý đơn thuần dựa trên niềm tin và các lý thuyết khoa học được xây dựng một cách chặt chẽ. Trong cuốn sách này, Hawking điểm qua tất cả những chặng đường gian nan đó, để rồi cuối cùng đi đến một lý thuyết khả dĩ nhất, được xem là ứng viên duy nhất cho lý thuyết hoàn chỉnh về vũ trụ, lý thuyết: đấy chính là lý thuyết thống nhất mà Einstein đã hy vọng tìm được.
Trạm Đọc tổng hợp