Ta có bi quan không?

Tác giả : Khải Đơn

Ta có bi quan không?

Tác giả : Khải Đơn

Giữ tuổi trẻ đầy mộng mơ và lấp lánh, bạn có bao giờ nhìn thấy vết thương cào xước năm tháng hồn nhiên của mình? Vấp ngã giữa công việc đầy biến động, đập vỡ tình yêu trong bàn tay, hay đơn giản một ngày gục ngã vì tổn thương trán ứa những gì ta có thể chịu đựng.

Đừng trách vết thương, đừng đay nghiến đổ vỡ xảy đến không thể hàn gắn, bởi sự bi quan và lần vấp ngã thực sự sẽ định hình ta.

Ta lớn lên mãi mãi, yêu cuộc sống, trân trọng bất trắc như điều không tránh khỏi, và chọn sẽ sống mạnh mẽ như chưa từng biết sợ một cơn bão nào trong đời.

Tình yêu hay sự thành đạt… chỉ là phái sinh của những vết thương tươi mới trong tim mình.

Vì tuổi trẻ dũng cảm như thế…

Ai nên đọc cuốn sách này?
Tác giả cuốn sách này là ai?

Nhà văn Khải Đơn là tác giả của hai cuốn sách viết về tuổi trẻ được độc giả đặc biệt đón đọc: “Đừng tháo xuống nụ cười” và “Sài Gòn – Thị thành hoang dại”. Ngoài viết sách, chị còn viết nhiều bài phóng sự, bài nhận định, phân tích ấn tượng, cộng tác với những tờ báo lớn như Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Eva,.... Hiện chị đang dành một năm để đọc sách và viết, như một cách thỏa mãn những gì chưa làm được trong vài năm qua. . Những chia sẻ sâu sắc, giàu cảm xúc của chị trên Facebook về cuộc sống vẫn luôn nhận được nhiều quan tâm và đồng cảm của độc giả.

Chia sẻ của chị về sách:

Việc đọc là một phần công việc của tôi. Quy định vậy không phải để làm nặng nề nhau hơn, mà để tôi có trách nhiệm với sách, với bản thân và với những gì mình viết ra, vì một phần của công việc viết là đọc.

Câu hỏi “Bạn tìm đọc gì? Hay bạn chọn sách dựa trên tiêu chí nào?” là câu hỏi tôi nhận được nhiều nhất, và cũng có trả lời nhất. Không có đáp án nào chung cho phương pháp chọn này.  Tôi chọn sách dựa trên vấn đề mình quan tâm. Về mảng văn học, tôi chỉ đọc các tác giả người Việt viết, chứ đã ngừng hẳn việc đọc văn học dịch. Sự thành thạo về kỹ thuật ngôn ngữ của họ dạy tôi rất nhiều điều. Những tác giả đến giờ tôi vẫn ưa thích gồm có Nguyễn Bình Phương, Võ Diệu Thanh, Bình Nguyên Lộc và Trang Thế Hy.

Tôi không thường có kỷ niệm với sách vở vì nó là một phần trong cuộc sống hàng ngày. Ngoại trừ tài liệu quan trọng không thể tìm lại, tôi không có thói quen giữ sách, và thường bỏ hết sau khi đọc. Bởi vì cho rằng các loại sách sẽ tiến hóa, tinh thần đọc của mình cũng sẽ biến đổi, mỗi giai đoạn cần một loại sách khác nhau nên tôi không coi sách là sự gắn bó nặng nề về mặt tinh thần với mình. Tuy nhiên, có vài quyển tôi đặc biệt thích, là các tác phẩm của Milan Kundera, và tôi rất cố để có thể đọc những quyển ông viết mà tôi tìm được. Milan Kundera viết khó đọc, và cũng khó dịch, nên tôi thường chỉ đọc các bản dịch tiếng Anh do ông trực tiếp biên tập và làm việc với dịch giả. Chỉ duy nhất có bản dịch “Đời nhẹ khôn kham” của Trịnh Y Thư dịch là tôi đọc bằng tiếng Việt. Với cá nhân tôi, bản dịch đó tốt về ngữ nghĩa, rất ổn về từ vựng, và không khí thông thường của Milan Kundera được giữ rất tốt. Nếu gọi chất lượng dịch tốt là một kỷ niệm, thì quyển này với tôi là một tác phẩm đặc biệt ấn tượng suốt một thời gian dài, cả về nội dung truyện và cả về bản dịch tiếng Việt.