Nhật Bản duy tân 30 năm

Tác giả : Đào Trinh Nhất

Nhật Bản duy tân 30 năm

Tác giả : Đào Trinh Nhất

Cuốn Nhật Bản duy tân 30 năm của tác giả Đào Trinh Nhất có thể được xem như một cuốn cẩm nang sử học dành cho những ai muốn tìm hiểu về Chính trị - Xã hội, đặc biệt đất nước, con người và văn hóa Nhật Bản, nhất là giai đoạn mà Nhật Bản thực hiện công cuộc duy tân.

Nhật Bản duy tân 30 năm sẽ giúp độc giả trả lời những câu hỏi như: Đâu là công cuộc duy tân ở Nhật Bản? Sự lột xác thần kỳ của Nhật Bản phải chăng là do may mắn? Nhật Bản đã làm những gì để có những thay đổi ngoạn mục, trở thành biểu tượng cho cả thế giới? Liệu rằng chúng ta có học hỏi được gì từ bài học duy tân của Nhật Bản hay không?

Cuốn sách văn học sử Nhật Bản này sẽ cho độc giả một cái nhìn toàn vẹn về một cường quốc nhỏ bé về địa lý nhưng đã đạt được những thành tựu thần kỳ về văn hóa - chính trị - xã hội.

"... Bao giờ đọc sử cũng là một điều cần dùng bổ ích cho sự học vấn, sự tiến hóa của người ta. Cuộc hưng vong suy thịnh của quốc gia dân tộc này, vẫn có thể do nơi sử học làm tấm gương nên soi hay là dấu xe nên tránh cho quốc gia dân tộc kia. Nếu muốn soi gương sáng, theo dấu hay, tự nhiên chúng ta nên biết chuyện Nhật Bản duy tân tự cường cũng như nên học sử Pháp quốc văn minh cách mạng, cũng là các nước tiến hóa hùng cường khác trong thiên hạ vậy."

(Trích lời giới thiệu)

Ai nên đọc cuốn sách này?
Tác giả cuốn sách này là ai?

Đào Trinh Nhất (1900-1951) là nhân vật đã được Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại quyển Ba ở mục Truyện ký và lịch sử ký sự mệnh danh là “một tay kỳ cựu trong làng văn làng báo Nam kỳ và Bắc kỳ”.

Đào Trinh Nhất xuất thân với nghề làm báo. Ông từng là chủ bút hoặc bỉnh bút của nhiều tờ báo khắp Nam Bắc trong khoảng 30 năm trời. Hữu Thanh tạp chí, Thực nghiệp dân báo, Trung Hoà nhật báo, Đông Pháp (phụ trương bằng Việt ngữ của tờ France Indochine), Phụ nữ tân văn, Thần trung, Công luận, Đuốc nhà Nam, Mai, Trung Bắc tân văn, Trung Bắc chủ nhật, Sài Gòn mới, Ánh sáng, Tri tân, Tiểu thuyết thứ bảy, Nước Nam, Việt thanh, Cải tạo. Thời gian du học ở Pháp (1926-1928), ông đã viết trên Việt Nam hồn.

Đào Trinh Nhất đã để lại cho đất nước những tác phẩm sau đây:
Thế lực khách trú và vấn đề di dân vào Nam Kỳ (1924), Cái án Cao Đài(1929), Đông Chu Liệt Quốc (dịch), Thần tiên kinh (dịch), Nước Nhật Bản 30 năm duy tân (1936), Việt Nam Tây thuộc sử (1937), Phan Đình Phùng-Nhà lãnh đạo 10 năm kháng chiến (1886-1895) ở Nghệ Tĩnh (1937), Đông Kinh Nghĩa Thục (1937), Đời cách mệnh Phan Bội Châu (dịch Ngục trung thư), Cô Tư Hồng (1942), Vương An Thạch (1943), Vương Dương Minh (1943), Chu Tần tinh hoa (1944), Lê Văn Khôi, Bùi Thị Xuân, Kẻ bán trời, Mộc Lan tòng quân, Con trời ngã xuống đất đen (1944), Lương Ngọc Quyến và cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên 1917 (1946), Liêu trai chí dị (dịch - 1951)